ảnh có số hiệu do ban tổ chức Olympic
cấp đi ra phố, hắn đã bị chính phóng viên
bị mất đồ phát hiện, báo cảnh sát bắt
giữ. Thế nên, mối liên hệ giữa các favela
và tình hình bất ổn ở Rio là có thể hiểu
được. Và Olympic Rio cũng khó thoát
được tiếng là thế vận hội mất an ninh và
thiếu an toàn nhất từ trước tới giờ.
Khi khu ổ chuột trở thành
điểm du lịch hấp dẫn
Thế nhưng, vẫn có ngoại lệ. Hai
phóng viên VTV cũng đã đến Santa
Marta, một khu favela mà người dân ở
đó đã biến khu ổ chuột của mình thành
một điểm du lịch hấp dẫn. Trong khi các
favela khác không mấy ai dám vào, thì
Santa Marta nườm nượp khách du lịch.
Họ đến đây để có thể hiểu phần nào về
cuộc sống trong favela, mặt trái của một
Rio lộng lẫy thiên đường du lịch. Chị
Giulia Gorlier, du khách người Italia
chia sẻ: “Đây là nơi tuyệt vời nhất ở Rio
tôi từng biết đến. Thường thì mọi người
chỉ biết đến những hào nhoáng, giả tạo ở
các điểm du lịch. Nhưng tới favela, bạn
sẽ biết người dân Rio thực sự sống như
thế nào”.
Santa Marta là fevela đầu tiên tại Rio
mà cảnh sát và quân đội Brazil tiến hành
chiến dịch truy quét giành quyền kiểm
soát từ tay tội phạm vào năm 2008. Từ
đó tới nay, cảnh sát luôn duy trì sự hiện
diện trong favela. Tuy nhiên, không phải
là trong đó không còn sự hiện diện của
tội phạm, ma tuý. Nhưng đây là một
favela không lớn, sát trung tâm, nên
cảnh sát dễ bề kiểm soát hơn. Với sự trợ
giúp của các hướng dẫn viên du lịch là
người sống trong chính favela, du khách
cũng yên tâm hơn khi lang thang trong
một số ngõ ngách của favela này. Ca
sĩ Micheal Jackson, rồi cả Giáo hoàng,
Tổng thống Mỹ Barak Obama… đều
đã từng đặt chân tới Santa Marta. Nhờ
có sự góp sức của truyền thông, ngày
càng có nhiều du khách tìm đến favela
này. Khách du lịch tới, người dân Santa
Marta cũng có thêm công ăn việc làm.
Các ngành nghề ăn theo du lịch mọc
ra ở khắp các ngang cùng ngõ hẻm. Bà
Sonia Redina Vidal, người bán hàng
lưu niệm trong favela Santa Marta cho
biết, rất nhiều đồ lưu niệm tại cửa hàng
của bà là do 90 gia đình sinh sống ngay
tại Santa Marta sản xuất và cung cấp.
Còn anh Gilson Fumaca, cũng là người
sinh ra và lớn lên
tại favela này, vừa
làm hướng dẫn viên
du lịch, vừa bố trí
3 giường tầng cho
6 người trọ trong
căn phòng khoảng
10m 2 trên gác nhà
mình với giá 20 đô
một người/đêm. Anh
cho biết, tuy không
đông khách bằng hồi
World Cup, nhưng
thời gian diễn ra
Olympic, nhà anh chẳng còn giường
nào trống.
Du lịch đã len vào các ngóc ngách
của favela Santa Marta, đến mức, trong
góc sâu nhất của favela, ngay cả đám trẻ
đá bóng chân đất cũng đã quá quen với
sự có mặt của khách du lịch và không
ngại đá bóng và thổ lộ với các phóng
viên ước mơ của chúng là trở thành cầu
thủ nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền
như Neymar. Rõ ràng là du lịch đang
góp phần mang lại thu nhập và nâng
cao đời sống cho người dân trong favela
Santa Marta. Nhưng với 999 favela khác
tại Rio, mọi chuyện không đơn giản
như vậy, khi mà an ninh vẫn là mối lo
thường trực với du khách và với ngay cả
người dân Brazil.
Những “trăn trở Olympic”
nhìn từ favela
Đêm bế mạc Olympic, thay vì tới sân
vận động Macarana, nhóm phóng viên
VTV lại trở lại favela xem đêm bế mạc
cùng người dân nghèo và nghe họ nói về
Olympic Rio 2016. Không phải đến đêm
cuối của Olympic các phóng viên VTV
mới nhận ra rằng, những cuộc tranh tài
và cả lễ bế mạc Olympic hoành tráng
dường như không dành cho người dân
nghèo trong các favela. Người dân vẫn
xem, vẫn bàn luận về tấm huy chương
Vàng mà một vận động viên judo xuất
thân từ favela ở Rio giành được cho
đoàn Brazil. Họ cũng muốn tới sân vận
động để xem bóng đá, bóng chuyền và
cả lễ bế mạc. Nhưng đó chỉ là mong
muốn, bởi giá vé quá đắt và không dành
cho những người
trong favela như họ.
Một thực tế nữa
đã được các phóng
viên VTV tìm hiểu
và phản ánh trong
phóng sự là người
dân favela cảm giác
bị “cô lập” khỏi
Olympic. Trước khi
Olympic khai mạc,
chính quyền Rio
thậm chí san phẳng,
hoặc dựng tường che đi một số góc
favela trước mắt du khách. Một số tuyến
xe buýt từ favela ra trung tâm ngưng
hoạt động. 80 nghìn người dân Rio, chủ
yếu là dân nghèo trong các favela đã
phải di dời lấy đất xây dựng các công
trình phục vụ Olympic 2016. Chưa
có con số cuối cùng, nhưng theo tính
toán, Olympic Rio tiêu tốn của Brazil
gần 20 tỉ đô la. Quốc gia này đã lên kế
hoạch tái sử dụng các công trình này khi
Olympic kết thúc, ví dụ như làm trường
học, kí túc xá, bãi đỗ xe hay bể bơi công
cộng. Nhưng ngay cả khi mục tiêu đó
được thực hiện thành công, nó cũng khó
có thể an ủi 80 nghìn dân nghèo đã mất
nhà. Bởi với dân favela, bể bơi là thứ xa
xỉ và chẳng cần thiết.
Yến Trang
(Theo lời kể của PV Trường Sơn
từ Rio de Janeiro)
Phóng viên
VTV...
Phóng viên VTV xem lễ bế mạc Olympic
cùng thanh niên favela
Khi được hỏi tại sao biết nguy hiểm,
nhưng các anh vẫn “mò” vào các
favela không chỉ một lần, thậm chí
cả lúc nửa đêm, phóng viên Trường
Sơn chia sẻ: “Đã làm nghề phóng
viên thì phải máu. Nhiều phóng viên
VTV có chất máu lửa thế, không chỉ
riêng chúng tôi. Tất nhiên, cũng
phải tính toán kĩ lưỡng, đặt an toàn
lên trên hết. Nhưng nếu không có
chút nào mạo hiểm thì không thể có
phóng sự hay”.
(Tiếp theo trang 45)
VTV
Nhật kí
phóng viên
46