48
Giành giật “chiếc bánh ngon”
Ngày 26/5 vừa qua, những tín đồ của
bộ phim
Peaky Blinders
(Bóng ma yếu
đuối) đã rất mãn nguyện khi Đài BBC
đặt hàng thành công mùa thứ 4 và thứ 5,
trong khi mùa thứ 3 vẫn còn đang phát
sóng. Chỉ hơn một tháng sau đó, kênh
Channel 4 (Anh) cũng đạt được thành
công tương tự với bộ phim truyền hình
Catastrophe
(Thảm họa) với mùa thứ
3 và thứ 4. Đây là điều chưa từng xảy
ra tiền lệ tại Anh. Các nhà đài gần như
chẳng bao giờ bật đèn xanh cho một
mùa phim mới khi mà mùa phim hiện
tại còn chưa kết thúc. Có chăng, họ chỉ
đặt hàng một mùa đơn lẻ nếu bộ phim
đó thực sự ăn khách. Việc đặt hàng hai
mùa liên tiếp được ví như một hành
động vô cùng mạo hiểm. Có lẽ, vì thế
mà nhà sản xuất của
Peaky Blinders
là
Steven Knight phải thốt lên: “Thật tuyệt
vời, một hành động không giống phong
cách BBC chút nào!”.
Câu chuyện về
Peaky Blinders
hay
Catastrophe
chỉ là một ví dụ nhỏ minh
chứng cho sự thay đổi mang tính cách
mạng đang diễn ra trong thị trường
truyền hình nước Anh nói riêng và châu
Âu nói chung. Sự phát triển như vũ bão
của dịch vụ truyền hình trực tuyến mà
nổi bật hơn cả là Netflix và Amazon
đang đẩy truyền hình châu Âu vào thế:
“Phải thay đổi để cạnh tranh và phát
triển”. Với một số hãng truyền hình,
điều này đồng nghĩa với việc phải chấp
nhận rủi ro và nhanh chóng thay đổi
để không bị vuột mất những sản phẩm
truyền hình ăn khách vào tay các đối thủ
SVOD (Dịch vụ video theo yêu cầu).
Những gì xảy ra với
Black Mirror
(Tấm gương đen), một bộ phim khoa
học viễn tưởng ăn khách do nhà biên
kịch người Anh Charlie Brooker chấp
bút, giống như một câu chuyện cảnh báo
với truyền hình Anh quốc. Bộ phim này
được phát lần đầu trên kênh Channel 4
năm 2011, nhận được nhiều lời khen và
đạt tỉ suất người xem ấn tượng. Sau đó,
kênh Channel 4 đã tiếp tục thực hiện
mùa thứ 2 vào năm 2013, nhưng rồi lại
trì hoãn sản xuất mùa thứ 3 không rõ
nguyên nhân. Trong khi đó, nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến
Netflix (Mỹ) giành được bản quyền bộ
Truyền hình châu Âu
Thay đổi để phát triển
Vài năm gần đây, các nhà
đài tại châu Âu dường như
đã lơ là thị trường dịch vụ
truyền hình trực tuyến. Chỉ
khi Netflix tấn công và dần
chiếm lĩnh thị phần tại đây,
họ mới chợt giật mình giữ
chặt “sân nhà”. Và nay, hơn
lúc nào hết, họ nhận ra cần
phải “nắm chặt tay nhau” để
cùng chống lại người
khổng lồ có sức mạnh ghê
gớm đến từ phía bên kia bờ
Đại Tây Dương.
Công cuộc bành trướng của Netflix tại châu Âu đối mặt với ngày càng nhiều thách thức
Netflix từng nẫng tay trên bộ phim Black Mirror
từ truyền hình Anh
VTV
Hồ sơ
truyền hình