41
cho chàng sinh viên chuyên ngành sáo
trúc của Học viện Âm nhạc quốc gia. Đó
cũng là động lực để anh chàng mục đồng
này thực hiện dự án mang sáo trúc đến
gần hơn với cộng đồng.
Tiếng sáo là âm thanh thân thiết,
gần gũi nhất với tâm hồn người Việt.
Không ai nghe tiếng sáo mà không bồi
hồi. Tiếng sáo vẳng lên là ta đã thấy nhớ
nhà, nhớ người thân yêu, nhớ bờ tre đầu
ngõ, nhớ bụi chuối sau vườn, nhớ những
kỉ niệm mến thương, nhớ hồi đầm ấm
tươi vui cũng như ngày gian khó. Tiếng
sáo gợi dậy thời thơ ấu, tiếng sáo vẽ
nên những đêm trăng, tiếng sáo gọi hồn
những mối tình dang dở, tiếng sáo làm ta
gắn bó với quê hương... Chơi sáo không
mất nhiều tiền, cũng không cồng kềnh
bất tiện. Bất cứ đâu, trên đồng, trong
rừng, trên bãi biển, trong khán phòng,
chỉ cần nâng sáo lên là đủ hấp dẫn người
nghe. Chính vì thế, bên cạnh trào lưu
theo học những nhạc cụ phương Tây thì
gần đây, giới trẻ có xu hướng tham gia
các lớp học sáo. Phạm Anh Tuấn là một
trong những người tiên phong mở các
lớp dạy thổi sáo. Nguyễn Ngọc Phương
(học viên của Tuấn) cho biết: “Dẫu đã
biết chơi đàn guitar, piano nhưng tôi vẫn
thích học thêm sáo. Ngoài sự gọn nhẹ
có thể đem theo bên mình bất cứ lúc nào
thì tiếng sáo giúp tôi thấy tinh thần thư
thái, nhẹ nhàng. Giai điệu của những
bản nhạc dân gian tạo sự gần gũi, trong
trẻo, thanh khiết cho những tâm hồn bạn
bè đồng điệu”. Ngoài những sinh viên
như Phương, lớp học của Tuấn còn có
cả những
học sinh
ngoài 60 tuổi và các
doanh nhân…
“Sự đặc biệt trong cách dạy sáo trúc
của Tuấn khiến tôi rất thích thú. Không
chỉ là những giai điệu truyền thống, giai
điệu quê hương, những bản nhạc Tuấn
soạn cho sáo trúc đều rất mới, rất trẻ và
dễ tiếp cận đối với những người mới học
sáo như tôi”, anh Đỗ Ngọc Thanh, một
học sinh của Tuấn, cho biết.
Việc làm mới những ca khúc nhạc trẻ,
nhạc nước ngoài bằng sáo trúc là một nét
rất riêng của Anh Tuấn. Để soạn lại nhạc
cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn đúng tinh
thần sáo trúc cần sự nghiên cứu nghiêm
túc và thực tế biểu diễn thuần thục mới
có thể làm được. Thổi sáo dễ nhưng thổi
cho hay lại là một nghệ thuật. Có người
có tài trời cho nhưng thiên tài nhiều lúc
chỉ là kết quả của sự kiên nhẫn, khổ
luyện mà nên. Bạn cứ thổi đi, chịu khó
luyện tập, đặt hết lòng say mê vào đó,
bạn sẽ thành công. Cả Anh Tuấn và các
học viên của anh luôn nằm lòng chân lí
này. Thật vui vì ngày càng nhiều bạn trẻ
biết đến lớp dạy sáo của Phạm Anh Tuấn.
Ngọc Mai
Phạm Anh Tuấn truyền đam mê cho các bạn trẻ
Một buổi biểu diễn phục vụ khán giả trẻ