49
phim này từ năm 2014. Với tiềm năng
và lợi thế sẵn có, Netflix nhanh chóng
đưa
bộ phim trở thành một hit truyền
hình đình đám, thu hút lực lượng fan
đông đảo, trong đó nổi bật có Stephen
King. Trên đà thắng lợi, Netflix tiếp tục
mua 12 tập của mùa thứ 3, giúp hãng
này thu về 40 triệu USD vào cuối năm
ngoái. Netflix đã rất nhanh chân để
có được bản quyền toàn cầu cho phần
mới của
Mirror
, bao gồm cả Anh, đẩy
Channel 4
vào thế hụt hẫng.
Nhận xét về động thái này của
Netflix, Mike Goodman - Giám đốc
chiến lược truyền thông số của Công
ty Strategy Analytics cho rằng: “Các
nhà sản xuất chương trình tại Anh quốc
đã bị đốt cháy vì không nhanh chân
hành động. Chính họ đã tạo điều kiện
để Netflix sở hữu chiếc bánh béo bở”.
Chiến lược “nẫng tay trên” các bộ phim
hit tại Anh của Netflix khác xa so với
cách mà hãng này áp dụng tại Mỹ. Thay
vì đi tìm những kịch bản mới, tại đây,
Netflix đã làm sống lại hàng loạt những
bộ phim từng bị trì hoãn như:
Gilmore
Girls
(Những cô gái nhà Gilmore),
Arrested Development
(Phá sản) hay
Full House
(Ngôi nhà hạnh phúc)…
Hơn nửa năm sau sự kiện
Black
Mirror
, hãng Channel 4 và BBC cùng
quyết định thay đổi chiến lược: “mở
cửa” với những bộ phim nguyên gốc do
mình tự sản xuất.
Line of Duty
, bộ phim
xoay quanh chủ đề cảnh sát Anh của đạo
diễn Jed Mercurio (Netflix từng mua
bản quyền), nay được BBC làm mới
mùa thứ 4 và thứ 5. Bên cạnh đó, BBC
cũng tuyên bố sự trở lại của bộ phim dài
tập
Poldark
(từng được phát sóng trên
Amazon Prime tại Mỹ)….
Liên minh chống Netflix
Bức tường ngăn cản Netflix bành
trướng tại châu Âu dường như ngày
càng vững chắc. Các đài truyền hình lớn
nhất châu Âu đã cùng thống nhất, cách
đối phó tốt nhất với Netflix là phải liên
kết với nhau. Từ nhà cung cấp truyền
hình trả tiền khổng lồ Canal Plus đến
21st Century Fox, đơn vị điều hành
hãng truyền hình Sky hoạt động tại Anh,
Ireland, Italia, Đức và Áo…, đều liên
tiếp tổ chức những cuộc họp thảo luận
về việc tập trung tài chính nhằm ngăn
chặn Netflix cướp bản quyền truyền
hình toàn cầu, cùng nhau nỗ lực dành
những bộ phim hay nhất cho thị trường
châu Âu.
Vivendi, đơn vị chủ quản của
CanalPlus còn hoạch định một chiến
lược ở tầm vĩ mô hơn khi tuyên bố kế
hoạch mua nhánh truyền hình trả tiền
của Mediaset (Italia), nhằm mục đích
vươn chân rết ra toàn châu Âu,
trực tiếp thách thức Netflix. Bản
hợp đồng được tuyên bố vào
tháng 4 năm nay, dù rằng cả hai
bên hiện vẫn chưa thống nhất
được các điều khoản, song tất
cả đều xác định, phải kiềm chế
Netflix bằng cách ngay lập tức
mua bản quyền những bộ phim ăn khách
nhất ở khắp các lãnh thổ, không riêng gì
tại châu Âu hay Mỹ. Điều này đã đánh
dấu một bước ngoặt mới của truyền hình
châu Âu là liên kết thay vì hoạt động
riêng rẽ từng quốc gia.
Không chỉ nội bộ các nhà đài châu
Âu cùng liên minh chống lại Netflix,
mới đây, Viaplay, một công ty dịch vụ
trực tuyến trực thuộc tập đoàn Modern
Times của Thổ Nhĩ Kỳ đã điều đình
với Hulu (Mỹ), Stan (Australia), và
Lightbox (New Zealand) để hình thành
một liên minh xuyên lục địa. Đặc biệt,
Sky (Anh) đã hợp tác với Bell Media
(Canada) và Foxtel (Australia), cùng
đầu tư 45 triệu USD vào iFlix, một đối
thủ của Netflix đang hoạt động rất mạnh
tại Đông Nam Á.
Không dừng lại ở đó, các nhà phát
sóng châu Âu còn bắt tay nhau đầu tư về
mặt nội dung để cạnh tranh với các bộ
phim nguyên gốc của Netflix. Để đảm
bảo chất lượng, họ mạnh tay rút hầu
bao 3 - 4 triệu USD cho mỗi tập phim
truyền hình. Gần đây, Sky và Canal Plus
đã đầu tư vào bộ phim kinh dị
The Last
Panthers
(Những chú báo cuối cùng) và
series hình sự
The Tunnel (
Đường hầm);
phối hợp với HBO thực hiện phần kế
tiếp của
The Young Pope
(Giáo hoàng
trẻ). Trong một động thái mở màn, hãng
Sky tại Đức liên kết với nhà phát sóng
ARD để cấp vốn cho bộ phim
Babylon
Berlin
(Vườn treo Berlin), một dự án
đầy tham vọng lấy bối cảnh những năm
20 thế kỉ trước tại Đức. Hay Maxdome -
một mạng video trực tuyến do nhà phát
sóng Đức là ProSiebenSat.1 điều hành,
cũng đầu tư sản phẩm nguyên bản đầu
tiên là một bộ phim hài…
Không thể phủ nhận sức phát triển
như vũ bão của Netflix, song thách thức
họ gặp phải cũng không ít. Đa phần các
bộ phim của Netflix đều bằng tiếng Anh,
đây là một vấn đề lớn tại Đức, Italia và
Tây Ban Nha…, nơi khán giả vẫn thích
xem phim bằng tiếng bản địa. Thêm vào
đó, sự thức tỉnh của các nhà đài châu Âu
đối với thị trường truyền hình trực tuyến
đã khiến lĩnh vực này đang dần rơi vào
tình trạng bão hòa. Để tiếp tục mở rộng
tại châu Âu, Netflix sẽ còn phải đương
đầu với ngày càng nhiều khó khăn.
An Khê
Phim Peaky Blinders