45
lọt hình ảnh ra ngoài sẽ bị cảnh sát tấn
công, lùng bắt. Thực tế đã có chuyện
như thế. Mặc dù họ biết, không phải ai
cũng là tay trong của cảnh sát, nhưng cứ
đề phòng cho chắc. Nên dù các phóng
viên chỉ dùng máy du lịch cầm tay “nhỏ
xíu” để tác nghiệp dưới sự “bảo lãnh” và
dẫn đường của hai người dân sinh sống
trong favela, nhưng trước khi đi qua
các đoạn có giao dịch ma tuý trong các
đường ngang ngõ tắt, người dẫn đường
đều yêu cầu cất máy quay. Nếu không,
ngay cả họ cũng gặp nguy hiểm. Dù vậy,
các phóng viên VTV cũng đã hai lần
bị các “anh chị” trong favela cảnh cáo:
“Hãy ngừng quay phim, nếu không sẽ bị
xử lí”. Và sau lần thứ hai đó, các anh đã
không dám mạo hiểm quay thêm.
Phóng viên Trường Sơn
cho biết, ấn tượng của anh
về favela không phải là sự
nhếch nhác, bẩn thỉu, chật
chội hay độ nguy hiểm,
vì tất cả những thứ ấy các
anh đã nghe và mường
tượng phần nào trước khi
thâm nhập vào đây. Anh
ấn tượng nhất chính là sự
thân thiện cũng như sự bình
thản của người dân nghèo
trong favela. Hỏi họ có sợ không khi
sống giữa thế giới băng đảng tội phạm,
thì câu trả lời của họ là có. Họ sợ đạn
lạc trong các cuộc đấu súng giữa các
băng đảng và giữa tội phạm với cảnh
sát chứ họ không sợ giới tội phạm. Hỏi
kĩ ra mới biết là trong các favela có luật
ngầm, kiểu như luật sinh tồn. Dân không
làm gì ảnh hưởng đến giới băng đảng,
không hợp tác với cảnh sát, thì giới tội
phạm cũng không động đến họ. Thậm
chí, nếu có tên tội phạm nào trộm cắp,
cướp bóc của dân sống trong favela, thì
các ông trùm sẽ ra tay xử lí. Có thể bị
chặt tay, nặng hơn là xử bắn. Đây có thể
hiểu là thứ luật ngầm dựa vào nhau để
cùng tồn tại. Nhưng những người trong
favela bảo, cũng nên nhớ, luật ấy chỉ áp
dụng với người sống trong favela thôi,
không phải với người bên ngoài. Nên
người ngoài đừng có nghĩ vào favela mà
không làm gì là an toàn.
Phóng viên Trường Sơn và Phi Hùng
tâm sự, có vào favela rồi mới hiểu tại
sao an ninh lại là vấn đề nghiêm trọng
đến thế tại Olympic Rio 2016. Nhiều
khu favela nằm ngay sát các khu thi
đấu, làng vận động viên, trung tâm du
lịch. Giới tội phạm từ 1.000 favela sẵn
sàng đổ ra đường kiếm ăn bất cứ lúc
nào, nhất là khi có tới khoảng 1 triệu
du khách trong và ngoài Brazil đổ về
Rio trong mùa thế vận hội. Vì vậy, dù
Brazil đã huy động tới 85 nghìn cảnh sát
và binh lính đảm bảo an ninh cho Rio,
gấp đôi số nhân lực ở Olympic London
2012, nhưng các vụ trộm cướp, thậm
chí bắn giết không ngày nào không có,
thậm chí giữa ban ngày, ngay chỗ đông
người, trước mũi súng của lực lượng
cảnh sát và quân đội. Nạn nhân thì có
đủ, từ vận động viên, khách du lịch đến
cả bộ trưởng của một nước cũng bị cướp
bằng súng ngay gần một địa điểm thi
đấu Olympic. Có vụ, bọn tội phạm chỉ
mất khoảng 10 giây để vừa ăn cắp, vừa
cướp bộ đồ nghề trị giá tới 40 nghìn đô
la của một phóng viên người Mỹ. Và rồi
mấy ngày sau, một tên trong nhóm cướp
đã ngang nhiên mặc chiếc áo phóng viên
(Xem tiếp theo trang 46)
Yến trang
Quay phim Phi Hùng
trong favela
PV Trường Sơn
Đồn cảnh sát trấn áp tội phạm trong favela
Cảnh sát luôn mang
đầy đủ vũ trang khi làm việc
Trò chuyện cùng người dân sống trong khu ổ chuột