43
hình trong hai tuần, ê kíp cùng nhân vật
đã di chuyển liên tục qua các tỉnh: Thanh
Hoá, Sơn La lên Điện Biên. Đó quả là
một hành trình khá vất vả. Đặc biệt, với
nhân vật trải nghiệm, có những ngày
hai bạn ấy gần như di chuyển hoàn toàn
bằng xe đạp thồ, mang theo 80 kg gạo và
tư trang cá nhân. Với sự phối hợp nhịp
nhàng của tất cả các thành viên và sự hỗ
trợ từ các địa phương, mọi chuyện đã
diễn ra khá thuận lợi.
Để đảm bảo nội dung ghi hình sát
với dự kiến, khâu hậu cần là một thử
thách với cả ê kíp. Hậu cần ở đây bao
gồm việc sắp xếp, kết nối với đầu mối tại
các địa phương sao cho thật hợp lí, đảm
bảo không bị thiếu bối cảnh hay các hoạt
động cho nhân vật trải nghiệm. Bên cạnh
đó, việc đảm bảo an toàn cho hai nhân
vật trải nghiệm khi họ đẩy xe đạp thồ trên
những đoạn đường đèo mù sương hay qua
khúc cua có nhiều
xe tải và xe khách
đang lưu thông
cũng là một nhiệm
vụ khó khăn.
Tôi nhớ nhất
là lúc ghi hình tại
huyện Vân Hồ,
tỉnh Sơn La. Đó
là cảnh quay đẩy
xe đạp thồ trên
đoạn đường mù
sương. Hai bạn
người Pháp có
chia sẻ với chúng
tôi sự e ngại về việc mất an toàn khi họ
di chuyển trên quãng đường này. Ngoài
hai quay phim, các thành viên trong ê kíp
đều đã được bố trí đứng trước các khúc
cua để ra hiệu cho các phương tiện giao
thông về việc quay phim. Đó là những
giây phút căng thẳng, chỉ đến khi nhìn lại
những thước phim đáng giá quay bằng
flycam thì cả đoàn mới thở phào nhẹ
nhõm. Chính các nhân vật trải nghiệm
cũng chia sẻ rằng, họ rất ấn tượng với
việc cả một ê kíp đã phối hợp rất tốt để
việc ghi hình diễn ra liên tục và suôn sẻ.
Trong chương trình, các nhân vật đã
có nhiều trải nghiệm trên tuyến đường tải
lương lịch sử năm xưa.
Khám phá những nét văn
hoá của đồng bào dân
tộc vùng cao là một phần
của lịch trình. Để ghi lại
những trải nghiệm đó,
đoàn đã phải di chuyển
rất nhiều và liên tục. Có
những bản làng nằm sâu
trong thung lũng, nơi mà
xe ô tô không thể đến
được. Tất cả các thành
viên của ê kíp phải đi
bộ, mang theo máy móc
và đặc biệt là hai chiếc xe đạp thồ và 4
bao gạo. Chính vì vậy mà các cảnh quay
thường mất thời gian hơn so với dự kiến.
Với cảnh múa khèn chẳng hạn, chúng tôi
dự định quay vào buổi tối nhưng phải lùi
sang buổi sáng ngày kế tiếp do đi từ địa
điểm trước đó đến nơi quá muộn không
đủ ánh sáng để quay.
Chương trình cũng may mắn nhận
được một số phản hồi tích cực từ các địa
phương nơi đoàn đã đi qua. Ngay khi
tập 1 phát sóng, một số khán giả còn gọi
điện để hỏi về lịch phát sóng các tập tiếp
theo và tỏ ý vui mừng khi nhìn thấy hình
ảnh tươi đẹp của quê hương mình trên
kênh VTV4 của Đài THVN. Sự hưởng
ứng của khán giả là sự động viên thiết
thực nhất đối với toàn bộ ê kíp.
Khi hành trình kết thúc, cả hai bạn
“Nico xanh” và “Nico đỏ” đều cho rằng
đây là cơ hội có một không hai để hiểu
về lịch sử cũng như chứng kiến những
đổi thay của Việt Nam trên tuyến đường
tải lương trong chiến dịch Điện Biên
Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu. Họ chia sẻ rằng, thông qua các trải
nghiệm và gặp gỡ những người dân
công năm xưa, những người đã ở độ tuổi
xưa nay hiếm, họ đã biết về con người
Việt Nam nhiều hơn bất kì những kiến
thức học được trong sách vở hay phim
ảnh. Hai bạn cũng rất vui khi nhìn thấy
một đất nước Việt Nam thân thiện, hiếu
khách, người dân Việt Nam trân trọng
lịch sử nhưng luôn hướng đến một ngày
mai hoà bình và phát triển.
Ngọc Mai
(Ghi)
Cùng người Thái đen tại xã Chiềng Khoa tỉnh
Sơn La thu hoạch rêu suối về chế biến món ăn.
Hai nhân vật học múa khèn cùng bà con
người Mông tại xã Lóng Luông, tỉnh Sơn La.
Hai bạn Nico nghe một cựu dân công kể lại
câu chuyện thời trẻ khi mới tham gia vào
chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ê kíp quay chương trình
Xe đạp thồ Điện Biên
chuẩn bị đạo cụ trước một cảnh quay.
Đến với
Vietnam Discovery,
Nicolas
Houdry và Nicolas Voillemot muốn
biết được con đường tải lương của
dân công Việt Nam trong chiến dịch
Điện Biên Phủ ra sao, đẩy một chiếc
xe đạp thồ cùng với những bao tải
gạo đi kèm là như thế nào. Và quan
trọng hơn cả, các bạn muốn hiểu
được ý chí của những con người đã
điều khiển những con “ngựa sắt” ấy
để góp phần làm nên chiến thắng
cho Quân đội nhân dân Việt Nam.