39
phong cách của những người nổi tiếng từ
giọng hát đến trang phục nhưng theo xu
hướng tệ hơn. Thay vì dùng những ngôn
từ dễ nghe, có tính động viên thí sinh thì
Natala Kills và Willy Moon lại mạt sát thí
sinh. Cho dù khán giả tại trường quay la ó
phản đối ngay từ câu nhận xét khiếm nhã
đầu tiên nhưng hai vợ chồng vẫn bỏ ngoài
tai và tiếp tục dùng lời lẽ xúc phạm nặng
nề với Joe Irvine. Cách hành xử tồi tệ của
cặp đôi đã khiến khán giả nổi giận. Ngay
sau khi chương trình kết thúc, hơn 70.000
người đã kí tên tẩy chay cặp đôi này. Sức
ép dư luận buộc công ti Media Works
quản lí kênh TV3 phát sóng
X – Factor
New Zealand phải nhanh chóng sa thải hai
giám khảo này. Ông Mark Weldon, giám
đốc điều hành công ti, cho biết, các thí
sinh đã tập trung tâm sức để tham gia cuộc
thi nên họ cần được nhận những lời nhận
xét tích cực, chuyên nghiệp chứ không
phải những nhận xét có tính công kích,
nhục mạ.
Cũng rơi vào trường hợp nhỡ miệng
trên sóng truyền hình, mới đây, vào ngày
31/3/2016, trong chương trình truyền hình
thực tế tìm kiếm giọng ca nữ nổi tiếng
Super Girl
của Trung Quốc, giám khảo
Kha Dĩ Mẫn đã không kiềm chế được cảm
xúc và nặng lời với thí sinh. Khi một thí
sinh giải thích với giám khảo rằng cô hát
không tốt vì lí do sức khỏe để mong giám
khảo cho mình một cơ hội. Có lẽ không
chấp nhận được sự bao biện của thí sinh
nên Kha Dĩ Mẫn ngắt lời: “Khỏi hát nữa.
Cút đi!”. Dù đạo diễn chương trình cho
rằng đoạn clip trên mạng cố tình bị cắt
xén, phần sau Kha Dĩ Mẫn còn giải thích
một số ý nhưng phản ứng của dư luận gay
gắt khiến nữ ca sĩ nổi tiếng bị loại khỏi
ghế giám khảo ngay sau đó.
Thực hư về những lệnh cấm
Với đà phát triển mạnh mẽ của phim
truyền hình cũng như các chương trình
truyền hình thực tế ở Trung Quốc, Cục
Phát thanh - truyền hình của nước này
liên tục phải ban hành những điều luật để
điều tiết tình hình sản xuất phim. Tháng
3/2106, khi Quy tắc sáng tạo nội dung
phim truyền hình được công bố đã vấp
phải làn sóng phản ứng dữ dội từ những
khán giả mê phim. Đây cũng là vấn đề đau
đầu của các nhà sản xuất vì những đề tài
ăn khách đều có quy định nghiêm ngặt.
Theo đó, Cục Phát thanh - Truyền hình
cấm các bộ phim đề tài xuyên không, luân
hồi, đồng tính. Các phim về giới trẻ, băng
nhóm xã hội đen, điều tra trinh thám, đề
tài lịch sử phải được kiểm duyệt nội dung
cẩn thận trước khi quay và phát sóng. Sở
dĩ có quy định này vì thời gian gần đây,
những phim mang nội dung kể trên đặc
biệt nở rộ kèm theo cách hình ảnh không
tốt như giới trẻ hút thuốc, uống rượu…
Năm 2014, bộ phim nổi tiếng
Võ Mị
Nương truyền kì
từng bị thổi còi vì trang
phục hở hang, nhiều tình tiết xuyên tạc
lịch sử. Cơn sốt phim đồng tính
Thượng
Ẩn
cũng khiến bộ phim bị ngưng phát
sóng ba tập cuối. Sau đó, Cục Phát
thanh - Truyền hình Trung Quốc còn
cấm trẻ em vị thành niên tham gia những
chương trình truyền hình thực tế, chẳng
hạn
Bố ơi mình đi đâu thế
. Loạt chương
trình lấy trẻ em, đặc biệt là con các nghệ
sĩ, làm nhân vật trung tâm khiến các em bị
ảnh hưởng tâm lí nổi tiếng sớm và bị lợi
dụng sức lao động.
Cũng vào thời điểm cuối tháng 3 vừa
qua, Hiệp hội sản xuất phim truyền hình
đề xuất Cục Phát thanh - Truyền hình hạn
chế phim ngôn tình chuyển thể từ tiểu
thuyết trên mạng vì họ lo ngại những tác
phẩm như vậy sẽ khiến giới trẻ rơi vào
mộng tưởng, không thích nghi được với
cuộc sống hiện tại và thiếu ý chí vươn lên.
Ngoài ra, hiệp hội cũng lên án việc cát sê
diễn viên bị đội giá nhiều lần, từ đó dẫn
đến lối sống xa hoa, phô trương của các
nghệ sĩ nổi tiếng. Những ý kiến trên nhận
vô số ý kiến phản đối của khán giả trẻ.
Bởi vì Trung Quốc đang phải chống lại làn
sóng Hàn có khuynh hưởng mạnh trở lại sau
thời gian gần đây. Từ 1/1/2015, Cục Phát
thanh - Truyền hình từng quy định “một
phim hai đài”, nghĩa là một bộ phim mới chỉ
được phát sóng cùng lúc hai đài truyền hình.
Các phim truyền hình chỉ được phát sóng 2
tập/ngày. Điều này thúc đẩy các đài truyền
hình phải tìm kiếm nguồn phim hay nhằm
cạnh tranh với nhau, từ đó kéo theo sự phát
triển của ngành sản xuất phim truyền hình.
Khán giả cho rằng, những bước can thiệt của
Cục Phát thanh - Truyền hình đã tạo nên một
màng lọc khá chắc chắn. Các bộ phim chất
lượng kém sẽ tự bị đào thải theo quy luật tự
nhiên. Còn đề xuất của Hiệp hội Sản xuất
phim truyền hình hơi khắt khe vì bên cạnh
dòng phim ngôn tình như nấm mọc sau cơn
mưa thì vẫn có rất nhiều bộ phim mang đề
tài chính luận, chỉ là khâu quảng bá không
hấp dẫn nên chưa nhận được sự quan tâm
của dư luận. Trong khi chờ ý kiến cuối
cùng của Cục Phát thanh - Truyền hình thì
các bộ phim ngôn tình được giới trẻ quan
tâm vẫn tiếp tục sản xuất nhưng cũng có
những phá cách thận trọng hơn.
Lưu Phương
Phim
Bộ bộ kinh tâm
- bộ phim nổi tiếng của thể loại xuyên không
Phim
Bên nhau trọn đời
- điển hình của dòng phim ngôn tình