41
công việc. Phóng viên Hồ Trí chia sẻ:
“Vấn đề về hạn hán, về phá rừng trước
đây đã được các anh chị phóng viên làm
rất nhiều nên chúng tôi cảm thấy áp lực
tâm lí đè nặng vì mình sẽ phải tiếp cận
theo hướng khác và làm như thế nào để
đem đến một cái gì đó mới mẻ cho khán
giả về vấn đề này”. Nhưng cuộc chiến
thầm lặng về đam mê nghề nghiệp có lẽ
vẫn không gay cấn bằng cuộc chiến bảo
vệ sức khỏe của các phóng viên trong
quá trình tác nghiệp. Do là lần đầu tiên
đến Tây Nguyên nên sự hiểu biết về văn
hóa, đường đi của các phóng viên còn
hạn chế. Sau những
ngày đầu tiên dành cho
tìm hiểu đường đi lối
lại, thông tin từ người
dân, sau những chuyến
đi đêm bằng xe máy
xuyên qua rừng để tiết
kiệm thời gian, những
chuyến cuốc bộ giữa
nắng trưa trong rừng,
những bữa ăn giấc ngủ
khắc khổ cùng người
dân, nhóm phóng viên
người thì tụt huyết
áp, người đau trực tràng, đó là chưa kể
đến hiểm họa về sốt xuất huyết… Họ
đã phải chiến đấu thực sự với chính thể
lực và bệnh tật, chỉ sợ nếu không vượt
qua được sẽ không thể hoàn thành công
việc.
Đôi khi, vì hiệu quả công việc, giữa
phóng viên và quay phim cũng nảy sinh
mâu thuẫn và tranh cãi. Theo phóng
viên Hồ Trí, việc này không thể tránh
khỏi. Khi làm việc cùng nhau, bên cạnh
sự phân công công việc thì sự kì vọng
đặt ở đồng nghiệp là rất lớn vì những
điều đắt giá trong phóng sự có khi chỉ
đến trong khoảnh khắc, ghi lại được
cũng là nhờ may rủi. Nhưng sự đoàn kết
đã luôn chiến thắng đúng lúc.
Không bao giờ từ bỏ
Nhóm phóng viên VTV24 tâm sự,
trong suốt cuộc hành trình làm về phá
rừng và buôn lậu gỗ này, đã có những
lúc họ cảm thấy nhụt chí. Họ đã từng
nhủ rằng, hay dừng lại ở đây; hình ảnh,
thông tin đã ghi lại có gì dùng nấy,
không đi tiếp nữa vì bản thân đã sắp
bước qua giới hạn chịu đựng. Nhưng
càng đi, họ càng chứng kiến nhiều sự
thương tâm, nhiều câu chuyện gây nhức
nhối về phá rừng, và tự đặt câu hỏi:
“Nếu như bây giờ mình bỏ cuộc thì có
xứng đáng hay không?”. Sau đó họ lại
tiếp tục lên đường, san sẻ công việc.
Thậm chí, khi được hỏi về nguy hiểm
rình rập khi quay lén cảnh mãi lộ, cảnh
cò buôn gỗ nói chuyện, cảnh chặt phá
rừng, phóng viên Hồ Trí cho biết: “Thực
sự lúc đó chúng tôi không hề nghĩ đến
việc nếu lỡ bị phát hiện mà chỉ quan
tâm là làm sao lấy được hình ảnh, tiếng
nói của những người đưa và nhận mãi
lộ…”. Họ đã dũng cảm theo đuổi đến
cùng sự việc, không từ bỏ hành trình
nói lên sự thật dù phải trải qua những
thử thách khó khăn như vậy. Tất cả
chỉ vì mong muốn lên án nạn chặt phá
rừng, kêu gọi sự thay đổi ý thức của
mỗi người về cách đối xử với rừng và vì
tương lai của những đứa trẻ vô tội. Đó
thực sự là những điều đáng trân trọng
trong nhân cách của những người đam
mê nghề báo.
Đặng Trang
Lâm tặc chặt phá rừng tại Tây Nguyên
Cảnh rừng Đắk Lắc- Tây Nguyên bị sa mạc hóa
Phóng viên Hồ Trí dẫn hiện trường