Table of Contents Table of Contents
Previous Page  38 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 38 / 92 Next Page
Page Background

38

VTV

hồ sơ

truyền hình

Cấm kị trên truyền hình

Ở Ấn Độ, thể hiện sự thân mật ở nơi

công cộng là điều cấm kị. Vì thế, những

bộ phim truyền hình và điện ảnh của

đất nước này cũng thiếu vắng những nụ

hôn đôi lứa. Ngay cả phim phương Tây

khi chiếu tại Ấn Độ cũng bị rút ngắn

hoặc cắt bỏ những cảnh âu yếm của các

nhân vật. Năm 2015, phim điệp viên 007

Spectre (Bóng ma)

cũng không thoát khỏi

kiểm duyệt, buộc phải cắt bỏ nhiều đoạn

“nóng”. Thậm chí ở lĩnh vực điện ảnh,

các nữ diễn viên Ấn Độ có hẳn điều mục

“không hôn” trong hợp đồng của mình.

Không chỉ các diễn viên nữ ngại đóng

cảnh hôn mà các diễn viên nam cũng gặp

nhiều áp lực. Họ đắn đo rất nhiều khi

quyết định trao nụ hôn màn ảnh cho bạn

diễn vì sợ điều tiếng của dư luận.

Phim truyền hình của Mỹ cũng

có nhiều quy định khắt khe về những

vấn đề nhạy cảm như: tôn giáo, chính

trị, bình đẳng giới, phân biệt chủng

tộc... Loạt phim truyền hình nổi tiếng

Homeland

cuốn hút hàng tỉ khán giả

đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của

dư luận khi khai thác một trong những

đề tài chính trị nhạy cảm

nhất của thế giới là chống

khủng bố ở Trung Đông.

Homeland

đã gặp phải vô số lời cáo

buộc của các nước Hồi giáo về những

sai lệch văn hóa, tư tưởng chính trị

của các quốc gia được sử dụng bằng

bối cảnh phim. Loạt phim

Homeland

không phô trương bằng các cảnh cháy

nổ như nhiều phim Mỹ đang lạm dụng,

ngược lại, phim là cuộc đấu trí gay cấn

cùng với những pha hành động nghẹt

thở của các điệp viên Mỹ. Dù được các

nhà chính trị lớn như tổng thống Mỹ

Obama, thủ tướng Anh David Cameron

yêu thích nhưng các nhà làm phim vẫn

tạo giới hạn cho bộ phim truyền hình

nổi tiếng. Họ không chạm đến những

tội ác của IS vì không muốn trở thành

kênh quảng bá cho những hành động vô

nhân đạo của tổ chức này.

Sẩy miệng trên sóng

Tuy các nước phương Tây yêu thích

tự do nhưng truyền hình vẫn được kiểm

duyệt kĩ lưỡng. Họ không gò bó nhân vật

theo kịch bản có sẵn nhưng cũng không để

những lời lẽ tục tĩu tràn lan trên sóng. Khi

nhân vật đang thoải mái thể hiện cảm xúc

nhưng lại buột miệng chửi thề thì sẽ được

thay thế bằng “bíp” đặc trưng. Trong thời

kì nở rộ truyền hình thực tế thì những lời

nói, cách hành xử của thí sinh, thậm chí

giám khảo càng được cẩn trọng. Nữ ca sĩ

người Anh Natalia Kills và chồng cô là

Willy Moon phải rời khỏi chương trình

X - Factor

phiên bản New Zealand vào

tháng 3/2015 vì hai người đã công kích

phần trình diễn của một thí sinh. Vào ngày

15/3, khi Joe Irvine vừa biểu diễn xong ca

khúc

Cry Me A River

, hai vợ chồng giám

khảo trên liên tục đưa ra những lời nhận

xét thậm tệ. Họ cho rằng, thí sinh sao chép

Giới hạn

của màn ảnh nhỏ

Với tầm ảnh hưởng sâu rộng tới khán giả ở mọi lứa tuổi,

truyền hình luôn có những chuẩnmực nhất định nhằmmang lại

nhữngchươngtrìnhhấpdẫn, chấtlượng. Dùkínđáonhưphương

Đông haycởi mở như phương Tâythì các nhà đài luôn cẩn trọng

để làm sạch sóng truyền hình.

Đề tài chính trị nhạy cảm trong phim

Homeland

Cặp giám khảo bị sa thải khỏi

The X-Factor

của New Zealand