Table of Contents Table of Contents
Previous Page  24 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 24 / 92 Next Page
Page Background

24

Nặng lòng với cây đàn Tính

Trong ngôi nhà nhỏ thuộc phường

Sông Hiến (thành phố Cao Bằng) nằm “xa

lánh” khỏi những ồn ã phố thị, hằng ngày

người ta vẫn thấy ông Đàm Văn Đào kì cụi

đục đẽo những trái bầu già, gọt tỉa chúng

thành hàng chục, hàng trăm cây đàn tính.

Đàn chất đầy một xó, thi thoảng ông ngồi

đánh, nghêu ngao những điệu hát vui tai.

Khi mới nghe qua, chúng tôi bất giác

giật mình và hình dung trong tâm tưởng

một ông lão có phần kì dị với thú đam mê

“chẳng giống ai”. Ấy vậy mà, có tiếp xúc

qua mới thấy mọi sự suy tưởng đã nhầm.

Dù ở tuổi ngoại lục tuần nhưng ông Đào

vẫn khiến người đối diện có cảm giác ông

còn tráng kiện lắm. Mái tóc pha sương

phất phơ điểm những sợi trắng, tay thoăn

thoắt đẽo gọt những thớ gỗ chắc lịm cho

chúng thành hình, thành khuôn. Ông Đào

có cách nói ví von, cách mở chuyện khá

thoải mái rằng “đừng hỏi gì vội, hẵng

cứ xem tôi làm đã”, để rồi đến khi hợp

chuyện ông có thể nói một mạch cả ngày

không hết.

Nghe kể, ông Đào mê cây đàn tính từ

thủa nhỏ. Sự mê mẩn với loại “đàn 3 dây”

cũng có xuất phát điểm từ gia đình. Ông

nói, tổ tiên nhà ông cũng từng giữ nghiệp

xướng ca và làm đàn trong suốt triều nhà

Mạc. Để rồi đến đời cha ông Đào, nghề cũ

nghiệp xưa chẳng còn, có chăng lúc rỗi rãi

ông cụ đem đàn ra gẩy vui, cắt xẻ những

quả bầu già cho đỡ quên nghiệp tổ truyền.

Khi biết tôi lầm tưởng rằng, đàn làm

ra chỉ để chất đầy ở… xó nhà, nghệ nhân

già cười sảng khoái và khẳng định: “Đàn

làm chẳng kịp để bán làm sao lại để trong

kho được, đàn có chất một đống nhưng là

phơi để chỉnh dây, chỉnh âm lần cuối trước

khi người ta đến lấy. Những đơn đặt hàng

từ Hà Nội, Lạng Sơn, thậm chí ở Bình

Phước, TP. Hồ Chí Minh mỗi lần lấy dăm

ba chục chiếc tôi nào có dám nhận, bởi

chẳng đủ sức và thời gian. Mỗi cây đàn

làm ra phải chuẩn tiếng và hoàn toàn thủ

công, có thế mới tốt được”. Chẳng kịp giải

thích nhiều, ông Đào luôn tay xoa keo lên

những vỏ bầu thành phẩm, miệng hướng

dẫn tôi cách làm đàn tính cặn kẽ, chẳng

chút giấu diếm.

Giữ lửa đàn tính đến khi

còn có thể…

Nhắc đến đàn tính, khá nhiều người

còn lạ lẫm, lạ ở cái kết cấu, hình dáng và

cả âm thanh của đàn. Ít ai biết được, đàn

tính dùng để đệm lời cho cuộc hát then,

giá trị của cây đàn tính không thể tách rời

với những câu then, đàn tính làm cho câu

then thêm lôi cuốn và then làm cho sức

sống của cây đàn tính trở nên trường tồn.

Vấn vương

tiếng đàn cổ nơi phố thị

VTV

Văn hóa

Giải trí

N i lòng trăn trở giữ tiếng đàn tính trường tồn với thời gian

Ông Đàm Văn Đào, người thợ

làm đàn tính duy nhất trên TP Cao Bằng

Giữa một thành phố ồn ã, thật

khó để tìm được một căn nhà

lụp xụp, chẳng có gì ngoài

những vỏ bầu to nhỏ. Đó là

nhà ông Đàm Văn Đào - một

trong những người thợ làm

đàn tính cuối cùng nơi phố thị

Cao Bằng.