23
khán giả hoang mang khi bước ra khỏi
rạp. Nếu tóm gọn lại thì nội dung phim
chính là nội dung của bài hát
Bao giờ
có yêu nhau
của cố nhạc sĩ Phạm Duy.
Nhưng do đạo diễn tham vọng làm một bộ
phim có chiều sâu mang tính nghệ thuật
bằng cách kể một câu chuyện lắt léo, ma
mị, thành ra khán giả… không hiểu gì cả.
Bộ phim có sự góp mặt của đạo diễn hình
ảnh Garry Waller và “phù thủy âm thanh”
Christopher Wong nên điểm cộng lớn nhất
chính là những cảnh quay đẹp và âm nhạc
đầy ma mị. Tuy nhiên, một số cảnh quay
nâng tầm cảm xúc quá mức khiến khung
hình trở nên giả tạo. Phim có quá nhiều
chi tiết thừa thãi nhưng lại thiếu những
chi tiết cần thiết nên người xem có cảm
giác mọi thứ đều nửa vời, thông điệp cũng
không rõ ràng. Đạo diễn quá sa đà vào
việc trưng trổ tài năng mà quên mất đối
tượng khán giả của mình là ai. Dù thị hiếu
của khán giả thay đổi liên tục nhưng tâm
lí người Việt vẫn thích những câu chuyện
nhẹ nhàng, dễ hiểu và đặc biệt phải là một
kết thúc có hậu.
Cần có bản sắc Việt
Tôi thấy hoa vàng trên có xanh
của
đạo diễn Victor Vũ, bộ phim thu về hơn
80 tỉ cùng rất nhiều giải thưởng trong và
ngoài nước, hoàn toàn sử dụng chất liệu
Việt. Chất liệu mà Victor Vũ khai thác
trong phim vốn là “thế mạnh” của những
miền quê Việt Nam. Đó là những cánh
đồng xanh bát ngát, thẳng cánh cò bay,
những khu nhà lợp ngói lụp xụp, những
khóm tre “giữ đất” đầu làng hay bãi biển
nghèo nuôi cả ngôi làng ven biển… Đó
còn là những con người nông thôn chất
phác, đùm bọc nhau trong lúc khốn khó,
những cảm xúc thơ ngây đến vụng dại của
lứa tuổi học trò hay cả kí ức về một thời
bao cấp khó khăn, thời mà chiếc tivi đen
trắng cũng trở nên xa xỉ... Khán giả như
được trở lại tuổi thơ của mình với những
trò chơi như: chọi cỏ, bắn bi, thả diều,
nhảy dây, mót khoai… Một câu chuyện rất
đơn giản nhưng trong trẻo, thuần khiết và
tất nhiên nó hoàn toàn chạm đến trái tim
khán giả.
Đáng tiếc là những bộ phim như thế
không nhiều, phim Việt Nam đang mất
dần bản sắc Việt, không phản ánh được
đời sống và tâm hồn người Việt. Các nhà
làm phim bị yếu tố thị trường chi phối,
làm phim hời hợt, thiếu tính nhân văn.
Chính vì vậy nên phim Việt gần như mất
hút ở các liên hoan phim quốc tế, trong
khi nền điện ảnh Đông Nam Á đang dần
tạo được dấu ấn trên thế giới. Nhận xét
về phim Việt, đạo diễn Nhuệ Giang thẳng
thắn: “Phim giờ phải có bạo lực, phải có
hài, đồng tính để mua vui, để lấy tiền.
Phim Việt nhưng không có đời sống Việt
Nam, từ con người đến tình huống đều
rất Tây, chỉ thuần túy giải trí, hoàn toàn
không biết đến các vấn đề của xã hội Việt
Nam”. Đồng tình với ý kiến đó, đạo diễn
Lê Lâm cũng tỏ ra lo ngại: “Hiện nay tôi
thấy, phim Việt chỉ là sản phẩm tiêu thụ,
phục vụ kinh doanh. Phần lớn phim đang
bị Mỹ hóa, Hàn hóa, dẫu có kĩ thuật tốt
hơn trước rất nhiều nhưng “phần mềm” là
văn hóa, văn học, nghệ thuật trong phim
rất ít. Sáng tác điện ảnh như vậy thay vì
nâng cao văn hóa sẽ hạ thấp trình độ của
khán giả”.
Trong thời chiến tranh, trang thiết
bị thô sơ, điều kiện làm phim khó khăn
nhưng điện ảnh cách mạng Việt Nam đã
trở thành “hiện tượng” của thế giới vì có
bản sắc riêng và mang hơi thở của thời
đại. Những phim như:
Chị Tư Hậu, Bao
giờ cho đến tháng Mười, Nổi gió
… được
quốc tế đánh giá rất cao vì rất Việt Nam.
Kinh phí và thiết bị làm phim hiện đại
không phải là những yếu tố quan trọng
nhất để làm ra một bộ phim hay. Điều này
một lần nữa được Athony Chen, đạo diễn
29 tuổi người Singapore chứng minh qua
Ilo Ilo
-
bộ phim đầu tay của mình. Phim
kể về những hồi ức niên thiếu trong thời
khủng hoảng kinh tế tại Singapore. Mặc
dù được sản xuất với kinh phí thấp nhưng
Ilo Ilo
vẫn giành được giải thưởng tại Liên
hoan phim Cannes, Liên hoan phim Kim
Mã và lọt vào đề cử Phim nước ngoài hay
nhất tại Oscar 2014. Athony Chen luôn
nhấn mạnh tới bản sắc dân tộc trong cách
làm phim của mình: “Thay vì cố gắng để
thu hút khán giả nước ngoài, chúng ta nên
bắt đầu với những câu chuyện địa phương
để thu hút khán giả nội địa trước. Tính xác
thực của những câu chuyện này sẽ thu hút
được sự chú ý của quốc tế”.
Bảo Anh
Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh - nguồn:
http://www.elleman.vn