Truyền hình
-
7
này, mỗi lần đến Hà Nội,
Burchett đều đến thăm Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Wilfred
Burchett chọn cách đứng về
phía Việt Nam trong cuộc
chiến chống Mỹ, trong khi
chính phủ Australia lại ủng
hộ Washington và thậm chí
còn góp quân cho cuộc
chiến. Vì thế, ở đất nước
mình, ông bị coi là kẻ phản
bội. Trong khi những bài báo của ông bị
giới truyền thông theo tư tưởng bảo thủ
ở Australia tẩy chay, thì chúng lại được
cộng đồng phản chiến trên thế giới đón
nhận. George kể về cha mình: “Cha tôi
bị mất hộ chiếu ở Việt Nam năm 1955.
Nhưng chính phủ Australia từ chối cấp
lại hộ chiếu cho ông. Mãi 17 năm sau,
khi Công đảng lên nắm quyền năm
1972, ông mới được cấp lại hộ chiếu”.
Để khắc họa rõ hơn hình ảnh của
Nhà báo Hồ Chí Minh trong mắt bạn bè
quốc tế, ê kíp làm phim còn tìm gặp nữ
nhà báo người Cuba Marta Rojas, là
nhà báo quốc tế cuối cùng phỏng vấn
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người
qua đời. Hơn 40 năm sau, Rojas trở lại
Hà Nội, bà vẫn nhớ như in lời Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói rằng, sự chịu đựng của
người dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cũng là nỗi khổ tâm của
Người... Lần đầu tiên bà đến Việt Nam
vào năm 1965, sau đó bà tham gia với
vai trò phóng viên chiến trường tại địa
đạo Tây Ninh. Khi đó, bà cùng với các
nhà báo Madeleine Riffaud (của Pháp),
Blaga Dimitrova (của Bulgaria) có mặt
tại vùng giải phóng miền Nam Việt Nam
trong thời kì chiến tranh ác liệt, đã sống
và có nhiều kỉ niệm với quân du kích giải
phóng. Thời gian đầu tác nghiệp trong
vùng giải phóng miền Nam Việt Nam,
bà còn rất nhiều bỡ ngỡ, song với tấm
lòng yêu mến đất nước và con người
Việt Nam, bà đã không quản ngại gian
khổ, hiểm nguy dấn thân vào vùng giải
phóng, được tận mắt chứng kiến cuộc
chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ
và bè lũ tay sai; về sự kiên cường chiến
đấu của nhân dân Việt Nam nói chung
và nhân dân miền Nam Việt Nam nói
riêng. Sau năm 1965, nhà báo Marta
Rojas đã nhiều lần quay lại Việt Nam,
trong các chuyến công tác dài ngày
(thường 15 - 20 ngày). Những lần đến
Hà Nội, bà luôn tha thiết được phỏng
vấn Hồ Chủ tịch. Bà nhớ lại: “Tôi đã
nghe nói nhiều về Hồ Chí Minh nhưng
không nghĩ ông lại giản dị, thân tình đến
thế”. Cuộc phỏng vấn diễn ra ở dãy nhà
sau tòa nhà chính trong Phủ Chủ tịch. Tôi
không có thói quen dùng máy ghi âm khi
phỏng vấn, lần này cũng vậy, mà cố
gắng để cuộc nói chuyện thoải mái, tự
nhiên nhất, các câu hỏi mở nhất. Một
điều khiến cuộc phỏng vấn rất hấp dẫn
ở chỗ, Người đã phỏng vấn ngược lại
tôi. Câu hỏi tuyệt vời nhất của Người với
tôi lúc đó là, nhà báo nhìn nhận thế nào
về những lá cờ của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Tôi trả
lời: “Miền Nam mưa, nắng nhiều nhưng
lá cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
lúc nào cũng như mới”. Sau đó, Người lí
giải về những điều nhà báo cảm nhận về
lá cờ ấy khiến tôi không thể nào quên:
“Mục tiêu đấu tranh của mọi tầng lớp
nhân dân Việt Nam là bảo vệ cho lá cờ
ở đúng vị trí mà nó cần phải có! Đó là
biểu tượng của Việt Nam! Chắc chắn
chúng tôi sẽ chiến thắng Mỹ! Tất cả sự
chịu đựng và nỗi đau của người dân
miền Nam cũng là sự chịu đựng và nỗi
đau của tôi!”. Bài báo phỏng vấn Chủ
tịch Hồ Chí Minh được đăng trên tờ
Granma, nhiều độc giả Cuba đã viết thư
về cho báo đề nghị cung cấp thêm thông
tin về Hồ Chí Minh. Bài phỏng vấn ấy
không chỉ đến với bạn đọc Cuba, mà
còn cả ở một số nước Mỹ Latin khác.
Đảng Cộng sản Ý, Thụy Điển cũng đăng
lại bài trên báo của họ, một số bang của
Mỹ cũng đăng tải bài viết này. Nhà báo
Marta Rojas là người nước ngoài cuối
cùng may mắn được gặp và phỏng vấn
Hồ Chủ tịch chỉ chưa đầy hai tháng trước
khi Người qua đời.
Hơn ba tháng chuẩn bị kịch bản để
hiểu rõ hành trình và tư tưởng làm báo
của Bác Hồ, đạo diễn Nguyễn Hoàng
Long xúc động nói: “Chủ tịch Hồ Chí
Minh có sợi dây gắn kết với giới báo chí
nước ngoài rất thuận lợi. Mỗi nhà báo
đến Việt Nam đều có ấn tượng về
Người, từ đó họ tìm hiểu về cuộc sống và
đấu tranh của nhân dân Việt Nam để
giành độc lập. Từ đây, thế giới hiểu hơn
về đất nước và con người Việt Nam, đặc
biệt là cuộc đấu tranh chính nghĩa giành
độc lập, thống nhất của những con
người cộng sản Việt Nam. Chính sự hiểu
biết, nhiệt tình và chân thực của người
dân Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gây ấn tượng cho họ”. Vì vậy, sự
nghiệp làm báo vĩ đại của Nhà báo Hồ
Chí Minh đã được các nhà làm phim
mượn lời của nhà văn Hoài Thanh để
khái quát: “Sự làm việc chuyên cần hình
như đã biến thành một điệu sống tự
nhiên. Câu văn của Bác không lúc nào
thấy khắc khổ. Nó không khô khan mà
còn chứa chan tình cảm”.
Yến Trang
Nữ nhà báo người Cuba Marta Rojas
là nhà báo quốc tế cuối cùng được phỏng vấn
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người qua đời
Họa sĩ George Burchett -
con trai nhà báo Wilfred Burchett
Đạo diễn Xuân Phương