Background Image
Previous Page  12 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 12 / 92 Next Page
Page Background

12

-

Truyền hình

PV:

Thưa ông, vì sao nói mạng xã

hội truyền hình với đặc trưng là tính tương

tác và cá thể hoá là xu thế tất yếu?

- Ông Đỗ Quốc Khánh

: Theo một

khảo sát về nhu cầu sử dụng mạng xã

hội truyền hình (social TV) của media.

com thực hiện tại thị trường nước Anh

(và Bắc Mỹ), hiện có tới 75% người xem

truyền hình, đồng thời sử dụng một thiết

bị điện tử khác như: điện thoại thông

minh, máy tính bảng hay máy vi tính…;

27% khán giả truyền hình này sử dụng

điện thoại thông minh, máy tính bảng

để tìm kiếm thông tin các sản phẩm được

quảng cáo, thông tin liên quan đến nội

dung đang xem và 50% khán giả từ

16 - 24 tuổi sử dụng thư

điện tử, facebook,

twitter... để bàn luận

về những chương

trình đang phát sóng.

Khán giả của mạng xã

hội truyền hình có thể

đặt mua hàng hoá mà

không cần quay số điện

thoại (Tcommerce) trong

khi xem các chương trình

truyền hình, họ cũng có thể

tạm dừng một chương trình

và nhấp vào biểu tượng iTV

(truyền hình tương tác) để tìm

hiểu những thông tin liên quan; Điều đặc

biệt, thông tin quảng cáo trong chương

trình truyền hình tương tác lúc này xuất

hiện kịp thời và mang ý nghĩa như những

thông tin hữu ích, có chọn lọc và đáp

ứng "trúng" nhu cầu khán giả....

Hiện nay, quyền lực của khán giả đối

với sản phẩm truyền hình tương tác

đang được gia tăng và đề cao, họ thậm

chí còn có thể tham gia vào chương trình

đang phát sóng và làm thay đổi nội

dung của nó. Ngoài ra, khán giả có thể

dễ dàng bàn luận hay chia sẻ nội dung

một chương trình truyền hình đang xem

với những khán giả là bạn bè của họ

(multi-platform, multi-device,

multi-screen). Truyền hình tương

tác đang thu hút tới 24% đối

tượng khán giả xem truyền hình

giải trí (tại Anh - khảo sát của

media.com)

và đang tạo ra

những cơ hội lớn cho ngành

công nghiệp truyền hình.

Mạng xã hội truyền hình với

đặc trưng là tương tác và

cá nhân hoá khán giả

đang làm thay đổi cơ bản

cách thức chúng ta trải

nghiệm những chương

trình truyền hình.

Có thể hiểu nôm na, thói quen tiếp

nhận thông tin từ truyền hình truyền thống

đang dần thay đổi, nhường chỗ cho một

khái niệm mới - mạng xã hội truyền hình?

- Đúng vậy! Tại triển lãm NBA Show

2015, sự kiện lớn nhất thế giới về công

nghệ, truyền thông và công nghiệp giải

trí được tổ chức vào trung tuần tháng

Tư vừa qua, tại Las Vegas (Mỹ), những

hệ thống thiết bị phát sóng đồ sộ,

những dây chuyền sản xuất khủng

dành cho điện ảnh và truyền hình… đã

ít hơn nhiều so với các năm trước. Thay

vào đó, các hãng công nghệ lớn

đang chăm chút cho những sảnh trưng

bày khổng lồ, không còn là OBVAN,

MCR, Production Solution (những hệ

thống truyền hình lớn)… mà là những

chiếc màn hình nho nhỏ từ 5 đến 9 inch

của điện thoại thông minh, máy tính

bảng. Các hội thảo chuyên đề được

quan tâm nhất là làm thế nào để các

đài truyền hình trên thế giới tồn tại được

trong thời của truyền thông xã hội…

Trong tương lai gần, khán giả có thể

xem truyền hình ở bất kì đâu, vào bất

cứ khi nào và trên bất cứ thiết bị nào có

khả năng kết nối internet. Vì vậy, chúng

tôi xác định việc nắm bắt những xu thế

trong thời của truyền thông thế hệ kế

tiếp (Next gen Media) là nhiệm vụ sống

Truyền hình tương tác:

chủ động để không bị động

Làm thế nào để các đài truyền

hình tồn tại được trong thời đại

truyền thông xã hội? Ông Đỗ Quốc

Khánh, Trưởng ban Khoa giáo, chủ

nhiệm đề tài: “Nghiên cứu nâng cao

tính tương tác trên truyền hình cho

một số định dạng chương trình của

kênh VTV2” đã chia sẻ một số

thông tin thú vị về mạng xã hội

truyền hình - xu thế tất yếu của

tương lai.

Đ

iểm nhấn

Ông Nguyễn Quốc Khánh

(đứng) đang phát biểu

tại Hội thảo