47
hề tỏ thái độ khó chịu nhưng thực tế
bà đã gọi điện cho người nhà, ngay lập
tức có cả đám đông ra uy hiếp, dọa nạt.
Những hộ kinh doanh bên cạnh cũng hùa
vào phản đối gay gắt. Đối diện với tình
huống này, quay phim Vũ Hải đã kịp
thời ứng phó. Vừa bảo vệ được thiết bị
máy móc, rút lui nhanh nhưng vẫn đảm
bảo thu vào ống kính đầy đủ hình ảnh
đắt giá cho phóng sự - đám đông dọa,
đuổi phóng viên.
Trong mùa lễ hội năm nay, phóng
viên Việt Cường và hai quay phim
Thanh Hoàng, Văn Công đã thực hiện
phóng sự về thực trạng một bộ phận cán
bộ công chức Nhà nước sử dụng xe công
và đi lễ hội trong giờ hành chính. Địa
điểm ghi hình là Đền Trần - Nam Định
và Hội Lim - Bắc Ninh. Ekip đã công
phu ghi hình được nhiều bằng chứng
không thể chối cãi về những chiếc xe
công, biển kiểm soát của nhiều tỉnh
thành đỗ gần cửa đền. Khi máy quay
hướng đến là lái xe lập tức di chuyển.
Cán bộ đi lễ chùa tất nhiên từ chối trả
lời phỏng vấn nhưng hài hước nhất là họ
không biết mình đến từ cơ quan nào…
Thuộc quân số của Ban Truyền hình
Tiếng dân tộc (VTV5), trong những
ngày đầu năm, PV - BTV Ngân Hà
thường xuyên đi sản xuất các tin, bài về
văn hóa lễ hội dịp đầu xuân năm mới
của đồng bào các dân tộc thiểu số và gặp
những chuyện dở khóc, dở cười. Đưa
tin về Lễ hội Lồng tồng (Còn gọi là Lễ
xuống đồng) của dân tộc Tày được tái
hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân
tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ekip
đã rất khó khăn để có được những cảnh
quay ưng ý. Do chỉ
thực hiện trong khuôn
viên nhà dân tộc Tày
nên nơi tổ chức Lễ hội
khá nhỏ, phạm vi di
chuyển hạn chế. Các
vị lãnh đạo đi đến đâu,
du khách và các phóng
viên báo chí tập trung
đến đó, đông đúc và
chen lấn đến mức quay
phim không thể dựng
chân máy quay. Do đó,
không tránh khỏi các
cảnh quay bị rung. Muốn
tiếp cận nhân vật để tác nghiệp phải len
vào đến vòng trong cùng của đám đông,
khi đó chỉ quay được những cảnh cận mặt,
không đủ khoảng cách để bắt được các
hoạt động. Những cảnh quay hội tung còn,
phải lấy toàn cảnh thì người dân di chuyển
qua máy quay liên tục…
Khi cùng ekip sản xuất chương trình
văn nghệ
Xuân về trong trái tim đồng
bào
2016 với sự tham gia của các nghệ
nhân nhiều dân tộc đang sinh sống
quanh vùng hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Ngân
Hà cùng ekip cũng gặp những khó khăn
tương tự: “Chương trình quay liên tục
trong ba ngày, với những tiết mục trình
diễn trên sân khấu, do phải diễn lại nhiều
lần, một số nghệ nhân biểu diễn ngẫu
hứng không đúng vị trí của mình, khiến
cho cảnh quay của ba ngày không đồng
nhất. Nhiều đồng bào khi thấy máy quay
cận rời đi liền chạy sang khu vực sân
khấu của dân tộc khác, không để ý đến
các máy quay toàn cảnh. Trong các cảnh
quay, nhiều người mang máy ảnh, điện
thoại di động ra quay hình, hoặc chạy
qua máy quay khi người dẫn trải nghiệm
đang trò chuyện với nhân vật… Đó là
những tình huống dở khóc dở cười mà
chúng tôi liên tục gặp phải trong quá
trình tác nghiệp”…
Lễ hội là hoạt động khó quay, nhiều
biến động, đòi hỏi người quay phim
phải năng động, bắt hình chuẩn, nhanh,
biên tập phải ứng biến tốt, bao quát hiện
trường, tìm tòi chi tiết và theo sát quay
phim nhằm đảm bảo đủ hình ảnh cần
thiết cho sản phẩm của mình, hạn chế
đến mức thấp nhất các tình huống bất
ngờ. Nhiều quay phim chia sẻ họ sợ…
tác nghiệp ở lễ hội, nhất là cảnh phải
chen vai thích cánh trong những đám
đông tắc nghẽn du khách. Chuyện tắc
đường nhiều tiếng đồng hồ trong đêm
hội chợ Viềng (Nam Định) hay Hội Lim
(Bắc Ninh)… là không thể tránh khỏi.
Mặc dù gặp vô số khó khăn nhưng
không phải ai cũng có cơ hội được tham
dự lễ hội của đồng bào các dân tộc trên
khắp mọi miền đất nước như các phóng
viên, quay phim của VTV. Những cung
đường mùa xuân với hoa mận hoa đào
dẫn lên miền Tây Bắc, đến với hội xòe
của đồng bào Thái, hội xuống đồng của
người Hà Nhì, Tày, Nùng… luôn là ấn
tượng tuyệt vời với những người làm
truyền hình. Cảm giác thăng hoa với góc
máy bất chợt bắt gặp nụ cười của sơn
nữ hay điệu múa khèn của chàng trai
Mông… là những khoảnh khắc đáng nhớ
mà nghề nghiệp đã đem lại cho họ.
Mai Chi
Sự đông đúc ở các lễ hội khiến việc tác nghiệp gặp khó khăn
BTV - MC Ngân Hà (áo đỏ) tại một lễ hội ở Bắc Kạn