52
VTV
Phía sau
Màn hình
T
rong lĩnh vực làm phim, diễn
viên không hẳn xuất thân từ
Trường Sân khấu Điện ảnh mà
có thể xuất thân từ các ngành
nghề, vùng miền khác nhau. Chính vì
vậy, không phải ai cũng có tiếng nói
hay, thuyết phục để lồng tiếng cho vai
diễn mình đóng. Vì vậy, lồng tiếng là
một khâu vô cùng quan trọng trong quá
trình sản xuất một bộ phim. Có thể nói,
tỉ lệ lồng tiếng trong phim truyền hình
Việt Nam lên đến 99,9%.
Lồng tiếng phim được phân chia
thành lồng tiếng phim trong nước, lồng
tiếng phim nước ngoài, lồng tiếng quảng
cáo. Dù là thể loại nào thì người lồng
tiếng phải đáp ứng một yêu cầu chung là
“khớp miệng”. Nói cách khác, diễn viên
lồng tiếng luôn bị cưỡng bức trong cảm
xúc, tình cảm. Họ rất bị động khi phải
hóa thân, biến mình vào những cung
bậc, sắc tố tình cảm của nhân vật trong
phim. Dù diễn viên đang thể hiện bằng
ngôn ngữ nào, người lồng tiếng phải
biết tìm cách hòa cùng các sắc tố tình
cảm của diễn viên. Ngoài ra, người lồng
tiếng phải đảm bảo tốt việc phát ngôn
vừa khớp với khẩu hình, không thừa,
không thiếu dù chỉ một nhịp nên tiêu
chí để chọn một diễn viên lồng tiếng
không phải là điều đơn giản. Chia sẻ về
điều này, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết: “Tiêu
chí để chọn diễn viên lồng tiếng là nhớ
lời thoại. Nhưng cốt lõi đó là phải có
phản xạ nhạy, nhanh nhẹn. Diễn viên có
thời gian nghiên cứu, tính cách nhân vật
nên có thể diễn rất thực. Trong khi diễn
viên lồng tiếng thì không. Họ phải biết
phân thân, sống trong nhân vật. Hãn hữu
chuyện diễn viên lồng tiếng nâng nhân
vật như NSƯT Trung Hiếu đã lồng tiếng
và làm nên thành công cho nhân vật Chu
Văn Quyềnh trong
Đất
và người”.
Để chọn được đúng, tổ trưởng của
nhóm lồng tiếng cần nhìn nhận tính
cách, số phận
người lồng tiếng
gần giống với
diễn viên đóng.
Là tổ trưởng
của nhóm lồng
tiếng cho phim
Tuổi thanh xuân
,
NSƯT Đỗ Kỷ
chia sẻ, anh khá
may mắn khi
chọn đúng DJ
Minh Trí và diễn viên Huyền Lizze
cho hai nhân vật chính Junsu và Linh
trong khi trước đó đã chọn 3 - 4 người
mà không phù hợp. Ở ngoài đời, Minh
Trí và Huyền Lizze có cuộc sống gần
với cuộc sống của hai nhân vật chính
nên hiệu quả công việc rất cao. Ở một
số tập đầu tiên, hai người đã vượt qua
khó khăn và rất thành công khi truyền
cảm được nhiều sắc tố tình cảm của hai
nhân vật chính, cho dù ban đầu, việc
lồng tiếng phim bị khán giả phản ứng
chưa tốt. Những tập sau, dù chưa trải
qua những cung bậc tình cảm như diễn
viên chính nhưng nhờ sự chỉ bảo, gợi lại
cảm nhận hoàn cảnh nhân vật, thêm chất
giọng vốn có, Huyền Lizze cùng Minh
Trí đã hoàn thành tốt vai trò lồng tiếng
của mình và đem đến sự thành công
không nhỏ của bộ phim.
Nói về công việc lồng tiếng, diễn
viên - DJ Minh
Trí cho biết: “Một
mình đối diện với
chiếc micro và
màn hình tivi, tôi
luôn căng người
ra vì vừa phải lo
nhép miệng cho
khớp, vừa phải
khóc cười sao cho
đạt đến độ chín
của cảm xúc nhân
vật. Khi đóng phim, mình còn được
tương tác với bạn diễn và cảnh vật xung
quanh. Còn lồng tiếng, chỉ một mình
với cái màn hình tivi, việc khớp khẩu
hình đã khó rồi, việc truyền cảm xúc
vào nhân vật còn khó hơn. Nói trong
phim trường thì cảm xúc sẽ thật hơn vì
lúc đấy cả mình và bạn diễn đều đang
Hiện nay, nghề lồng tiếng chưa được xem
là nghề chính thức, thậm chí, không ít
hãng phim mới ra đời vẫn coi đây là một
trong những khâu hậu kì mang tính “chữa
cháy”, sửa sai cho việc thu tiếng trực tiếp ở
hiện trường nên công việc này thường bị
xếp vào ngân sách thấp nhất. Nghề lồng
tiếng phát triển hay không phụ thuộc rất
nhiều vào đam mê và năng khiếu của
người làm nghề.
“Nghề chữa cháy hậu kì”
&
những trăn trở
…
Lồng tiếng trong phim còn có một tên gọi
khác là… nghề 10 giây. Không đơn giản là
“nhái giọng” hay “khớp tiếng” mà người
lồng tiếng phải nhập vai, khóc cười cùng
nhân vật và có khả năng thể hiện nhiều
loại giọng khác nhau để biến hóa theo
nhân vật. Không ai nhớ mặt, biết tên
nhưng những người lồng tiếng phim luôn
góp một phần không nhỏ trong thành
công của các bộ phim.
Lồng tiếng