51
bao giờ làm chùn bước những người
làm chương trình.
Làm việc với tất cả
niềm say mê
Khi được hỏi về quá trình vượt khó
để thực hiện chương trình, nhà báo
Phạm Thị Bích Liên chia sẻ: “Tất cả
các thành viên của Trung tâm tin tức
VTV24 đều làm bằng sự say mê, chứ
không chỉ là trách nhiệm”. Quả đúng
vậy. Mỗi phóng sự, mỗi số ghi hình
trực tiếp của
Cặp lá yêu thương
phát
sóng, khán giả đều có thể cảm nhận
được sự say mê và nhiệt huyết trong
từng câu chuyện. Từ cách tạo dựng
một phóng sự, cách tạo điểm nhấn đến
sự chú trọng trong từng chi tiết đều
thể hiện tính chuyên nghiệp và chỉn
chu. Mỗi cá nhân trong ê kíp luôn làm
việc cẩn trọng, đôi khi là khắt khe và
nghiêm túc với nhau để đạt hiệu quả
công việc cao nhất. Có khi thể hiện
sự sáng tạo vào phút chót bởi những ý
tưởng đột phá để gây bất ngờ cho khán
giả. Chắc hẳn những người yêu mến
Cặp lá yêu thương
vẫn chưa quên cuộc
hội ngộ đầy cảm động giữa em Thùy
Diễm và những người em của mình
trong chương trình tại Quảng Ngãi. Đó
chính là ý tưởng mà ê kíp quyết định
làm vào những phút cuối trước khi lên
hình, để mang đến cảm xúc chân thật
nhất cho người xem. Sau mỗi số phát
sóng, ê kíp còn theo dõi những thay đổi
trong cuộc sống của các em, việc học
hành có được đảm bảo và số
tiền hỗ trợ từ các nhà hảo tâm
có đến được tay các em
hay không.
Kết nối những
trái tim…
Theo dõi chặng đường của
Cặp
lá yêu thương
, chắc hẳn khán giả đã
từng nhiều lần phải rơi nước mắt. Đó
là những giọt nước mắt của sự xúc
động, chia sẻ và đôi khi là cả sự tỉnh
ngộ. Ngay từ thời điểm phát trailer và
những phóng sự đầu tiên, chương trình
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ
khán giả. Có nhiều cuộc gọi và email
gửi về thắc mắc là, làm thế nào để có
thể tiếp cận danh sách các em nhỏ có
hoàn cảnh khó khăn. Cho đến thời điểm
hiện tại, sự tương tác đó đã rất dày.
Từ những em nhỏ đang học mầm non,
cấp 1, cấp 2, đến các bạn sinh viên đại
học đều rất tận tâm với chương trình.
Có những bác hưu trí không ngần ngại
dùng hết số lương hưu của mình để nhờ
Cặp lá yêu thương
gửi đến các em nhỏ.
Tất cả chỉ với mong muốn, dù chỉ là sự
giúp đỡ nhỏ thôi nhưng các em sẽ có
cơ hội bước sang trang mới. Đặc biệt
trong những buổi ghi hình trực tiếp,
nhiều khán giả không quản đường sá
xa xôi tìm đến địa điểm để góp phần
hỗ trợ. Một trong những kỉ niệm đáng
nhớ với những người thực hiện là trong
quá trình làm việc tại Thái Bình, có
một khán giả đã đi từ Hà Nội về để trực
tiếp gặp một em nhỏ mồ côi bị nhiễm
HIV, tận tay trao quà và bày tỏ mong
muốn được hỗ trợ em lâu dài. Rất nhiều
nghệ sĩ nổi tiếng, người dẫn chương
trình cũng tích cực hỗ trợ những mảnh
đời còn khốn khó. Trong một lần quay
phim tại Hà Giang, khi ghi lại hình ảnh
sinh hoạt thiếu thốn của các em nhỏ,
quay phim Phạm Ngọc Phức đã thốt
lên: “Nhìn những đứa trẻ, tôi nghĩ đến
con mình…”, phóng viên trẻ Hà Thái
bày tỏ: “Khi thực hiện phóng sự của
Cặp lá yêu thương
, tôi mới thực sự hiểu
công việc mình làm có ý nghĩa như thế
nào”. Rất nhiều thư, bức tranh bày tỏ
lòng biết ơn và sự cảm kích từ phía các
em nhỏ đã gửi về chương trình. Tất cả
tình cảm, sự quan tâm nhiệt tình từ phía
khán giả là thành công lớn nhất của
Cặp lá yêu thương
. Bởi chương trình đã
chạm đến trái tim của người xem, thực
sự khơi dậy tính thiện sâu thẳm trong
tâm hồn của mỗi con người.
Đều đặn mỗi tháng,
Cặp lá yêu
thương
sẽ đến một tỉnh thành. Bằng
những câu chuyện khác nhau trong
từng phóng sự, những người làm
chương trình sẽ cố gắng hết mình để
nối dài hơn những tấm lòng hảo tâm,
mang sự giúp đỡ đến các em nhỏ thiệt
thòi. Trong tương lai, chương trình
sẽ hướng đến việc tập trung khắc họa
những đổi thay của các em, khắc họa
hiệu quả chương trình. Tình yêu thương
sẽ tiếp tục được lan tỏa, các em nhỏ
bất hạnh sẽ có thêm cơ hội được đổi
đời.
Cặp lá yêu thương
đã mang đến
món quà tinh thần tuyệt vời, giống như
thông điệp nhân văn mà cố nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong
đời sống cần có một tấm lòng, để làm
gì em biết không? - Để gió cuốn đi…”.
Đặng Trang
Ê kíp
Cặp lá yêu thương
tại Hà Giang
Ê kíp
Cặp lá yêu thương
tại Quảng Ngãi