43
Các bảng xếp hạng của các kênh truyền
hình là phương thức quảng bá tên tuổi
hữu hiệu, định hướng thị hiếu âm nhạc
cho giới trẻ. Đồng thời, nghệ sĩ còn tiếp
cận hình ảnh của mình gần hơn với công
chúng thông qua các gameshow, truyền
hình thực tế, talkshow…Vì lẽ đó, kênh
truyền thông quan trọng này được các
công ti giải trí chăm sóc rất kĩ lưỡng, thậm
chí thao túng vì quyền lợi riêng. Nhờ có
tiềm lực kinh tế và mối quan hệ sâu rộng
nên các công ti dễ dàng dùng truyền hình
như một công cụ hữu hiệu để lăng xê “gà
nhà”. Điều đó giải thích vì sao các nhóm
nhạc xuất thân từ những “ông lớn” như
SM Entertainment, YG Entertainment,
JYP Entertainment đều nổi tiếng nhanh
chóng so với các nghệ sĩ, nhất là ca sĩ
dòng nhạc thần tượng gần như vô danh
nếu không được xuất hiện trên
truyền hình.
Từ trước đến nay, công ti SM
Entertainment luôn đứng đầu bởi đã
tạo nên thành công của H.O.T, S.E.S,
Shinhwa, BoA, DBSK, SNSD, f(x),
EXO, Red Velvet… Ba thành viên của
JYJ cũng nhờ cách lăng xê này mà được
nổi tiếng. Vì thế, khi bị “cấm vận” trên
truyền hình thì con đường âm nhạc của
họ như đi vào ngõ cụt. Các thành viên
phải “đi tắt” để xuất hiện trên truyền
hình một cách không chính thức. Thành
viên Park Yoo Chun đóng phim
Miss
Ripley
,
Rooftop Prince
và
I Miss You…
và nhận được nhiều giải thưởng cho tài
năng diễn xuất. Không may mắn như
anh, hai thành viên còn lại Kim Jae
Joong, Kim Jun Su chuyển hướng sang
nhạc kịch và phát hành album, đạo diễn
đêm nhạc và thống lĩnh các bảng xếp
hạng ở nhiều nước châu Á. Dù họ có
thừa tài năng để nổi tiếng nhưng các đài
truyền hình vẫn “cấm cửa” với họ. Khán
giả trong nước không hề có cơ hội nhìn
thấy thần tượng trong các chương trình
âm nhạc thật sự.
Ánh sáng trong góc tối
showbiz Hàn
Dù cuộc đối đầu chẳng khác nào
“trứng chọi đá” nhưng JYJ cùng công ti
quản lí mới không chùn bước và liên tục
đấu tranh cho lẽ phải trong gần 7 năm.
Họ may mắn nhận được sự giúp đỡ đắc
lực của nghị sĩ Choi Min Hee. Bà nhiều
lần đệ lên Quốc hội dự luật chống lại
sự bất công này. Nghị sĩ Choi cho biết,
luật JYJ không chỉ giúp những nghệ sĩ
như nhóm JYJ có cơ hội xuất hiện trên
truyền hình mà còn đảm bảo quyền lợi
của người hâm mộ được xem các nghệ sĩ
mình yêu thích.
Lần này, Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền
thông của Hàn Quốc (KCSC) không chỉ
nhắc nhở suông mà đưa ra chế tài cụ thể
đánh vào kinh tế như quy định phạt 2%
doanh thu của đơn vị sản xuất nếu có
hành vi ngăn cản các nghệ sĩ
tham gia
các chương trình truyền hình một cách
không chính đáng.
Dù điều luật JYJ không giúp nhóm
nhạc này lập tức trở thành thần tượng
của hàng triệu người nhưng ít nhất họ
cũng đã làm được kì tích: phá vỡ vòng
kìm kẹp bất công tồn tại bấy lâu trong
làng giải trí Hàn. Công ti quản lí hiện tại
của JYJ là C-Jes vui mừng vì họ không
đơn độc trong bảy năm qua. Họ hi vọng
sẽ không còn những hành động bất công
diễn ra trong ngành công nghiệp giải trí.
Khán giả có quyền lựa chọn nhóm nhạc
yêu thích, được xem thần tượng xuất
hiện trên truyền hình chứ không phải
bị các công ti giải trí thao túng toàn bộ.
Điều này trả lại sự cạnh tranh công bằng,
lành mạnh cho ngành truyền hình và đặc
biệt là giải trí Hàn Quốc. Nhờ đó, truyền
hình mới có thể thu hút đông đảo khán
giả hâm mộ, phục vụ tốt nhu cầu giải trí
của tất cả mọi người.
Lưu Phương
(Theo Koreantimes, Soompi…)
Xuất hiện trên truyền hình là một trong những phương thức
quảng bá tên tuổi hữu hiệu của các ca sĩ Hàn Quốc
Truyền hình Hàn đưa tin về cuộc chiến giữa SM Entertainment và JYJ