Table of Contents Table of Contents
Previous Page  49 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 92 Next Page
Page Background

49

Nhiều bộ phim tài liệu đã đề

cập đến những số phận bị tật

nguyền bởi di chứng chiến tranh,

Ngôi nhà trên mây

có gì khác trong

khai thác đề tài và cách thể hiện?

Khác chứ! Bởi đây là những người

có số phận đặc biệt và có những hạt

nhân văn nghệ cực kì tài năng. Nói

như dân gian rằng trời thương các em.

Có một điều đáng nói rằng, các em

đều bị dị tật và sức khỏe không tốt

nhưng trong hoàn cảnh ấy các em vẫn

yêu thương nhau, lập gia đình, sinh

con. Những đứa trẻ ra đời được cả

ngôi nhà An Phúc yêu thương, che

chở, cưu mang, dạy dỗ, coi như con

cháu mình.

Về cách thể hiện phim, tôi dùng thủ

pháp phim tài liệu không lời bình. Tôi

chú trọng quay các em sinh hoạt đi lại

trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Những người lành lặn sẽ nhìn lại mình

khi xem hình ảnh em Chiến bò xuống

cầu thang (vì bản thân em không đứng

được), rồi chính em đó lại ngồi trên xe

đạp siêu mini mà cầm tay dắt bạn

không có mắt đi vệ sinh… Thật cảm

động khi thấy các em sống nghị lực và

luôn vui tươi, lạc quan, yêu đời.

Trong quá trình sản xuất bộ

phim, anh đã gặp những thuận lợi

và khó khăn gì?

Khó khăn ở chỗ chúng tôi hạn chế

quay đi, quay lại vì sức khỏe các em

đều yếu. Bởi thế phim phải quay gần

nửa tháng và bám theo cuộc sống sinh

hoạt, đi lại và bán hàng của các em tại

nhà, trên đường phố và tại Bảo tàng

Chứng tích chiến tranh. Tôi đã phải trở

lại TP HCM vài lần để ghi hình. Khâu

hậu kì cũng mất gần một tháng. Hơn

hết, tôi muốn thông qua bộ phim

chuyển tải tới khán giả thông điệp: Hãy

vươn lên trong cuộc sống, chớ có nản

chí và cuộc sống thật đáng quý.

Ấn tượng của đạo diễn về

những nhân vật trong phim?

Ngôi nhà trên mây

là một tập thể

các em có nhiều dị tật bản thân. Em thì

khoèo tay, em bị xương thủy tinh, em

không đứng được phải đi lại bằng xe

đạp con hoặc xe lăn, em thì khiếm

thính, em bị khiếm thị. Có em lại không

có con ngươi mà chỉ có một lớp da liền

qua hốc mắt, có em chỉ cao khoảng

50 cm… các em đều mang trọng bệnh

trong người nhưng rất nghị lực. Tôi rất

ấn tượng về em Lê Văn Ở không có

hốc mắt nhưng chơi organ rất giỏi, có

vợ bị mù, đẻ được một con gái xinh

đẹp. Em Trịnh Thế Chiến không đứng

được, đi lại phải bò, hoặc di chuyển

bằng xe đạp siêu nhỏ nhưng rất vui

tươi, giỏi tiếng Anh và giao tiếp bán

hàng. Em Lê Văn Bình xương thủy tinh

không đi lại được có giọng hát trầm,

ấm và hay. Em Trịnh Thị Duyên khoèo

tay, xinh xắn, có tình yêu đẹp với

chồng là một kiến trúc sư trẻ. Nhưng

không may, chồng Duyên bị ung thư

xương chân và đã qua đời, để lại cho

Duyên một bé gái xinh xắn. Tôi sẽ nhớ

mãi về tình yêu của các em. Hiện có ba

gia đình trong ngôi nhà này đã sinh ra

những đứa trẻ xinh xắn, lành lặn.

Cảm ơn đạo diễn Nghiêm

Nhan!

HIỀN NGUYÊN

(Thực hiện)

Đám cưới của một trong những cặp đôi đều tật nguyền

Những thành viên của mái ấm An Phúc tham quan bảo tàng