47
hay các phương tiện di chuyển trong
bão lũ. Nhiều cuộc gọi qua đường dây
nóng, qua tương tác trên mạng và nhất
là rating VTV8 tăng mạnh trong những
tháng gần đây cho thấy, khán giả luôn
đau đáu về miền Trung. Đã có hàng vạn
lượt nhắn trên trang
Tin nóng miền Trung
của VTV8 động viên phóng viên trong
lúc thiên tai hoành hành, tất cả điều ấy
khiến họ nhắc nhở nhau cần phải nỗ lực
hơn nữa để đáp ứng sự trông đợi của bao
người. Phóng viên Minh Đức túc trực tại
vùng lũ Quảng Ngãi gần như không có
thời gian nghỉ. Hết trực tiếp cho VTV8,
lại xoay qua VTV1, tin hiện trường trong
đêm cho kịp bản tin
Chào ngày mới
...
Hay như Phóng viên Huy Kha, khi nghe
sạt lở ở Phước Sơn đã lập tức lên đường.
Hơn 5 giờ di chuyển trong mưa lớn,
đường lầy lội trơn trợt, sạt đổ để kịp gửi
về tin 30 giây đủ biết từng hình ảnh trong
điều kiện mưa bão hoành hành đáng trân
quý đến nhường nào. Điều khiến các
phóng viên Thời sự ở VTV8 cảm thấy
mình luôn được sẻ chia, cộng cảm, đó là
ngoài sự động viên kịp thời của các cấp
lãnh đạo Đài, Giám đốc điều hành kênh
VTV8, Chủ tịch hội đồng Tin tức thì sự
tiếp sức của đồng nghiệp là rất lớn. Anh
em báo chí tại Đà Nẵng nói riêng và cả
nước nói chung đã dõi theo rất sát sao.
Các thông tin vì thế cũng được chia sẻ
như một tài nguyên chung với mong mỏi
lan toả nhanh, rộng.
“Thiên tai bao giờ cũng ngoài sức
tưởng tượng. Tôi có viết một status
(dòng trạng thái) trên trang Facebook
cá nhân, đại ý rằng: “Lu băt đâu rút thì
cung là lúc nươc măt cua ngươi dân quê
tôi lai dâng”. Quả thật, khi lũ rút, bộ mặt
tàn nhẫn của thiên tai mới lộ rõ. Ám ảnh
nhất với tôi là cận cảnh ngôi nhà bị vùi
trong cơn sạt lở núi ở huyện Bắc Trà My.
Nước mắt đã trào ra khi hình ảnh cháu
bé được đưa ra khỏi đống đổ nát, bên
cạnh là bìa cuốn vở và cuốn sách giáo
khoa phủ bùn. Khi thiên nhiên trút cơn
thịnh nộ, có lẽ đứa trẻ đang tuổi đến
trường ấy đang ngủ. Còn điều gì khủng
khiếp hơn thế nữa... Và có đến 8 người
khác trong 2 ngôi nhà liền kề ấy đã có
một đêm định mệnh như vậy” – nhà báo
Hồ Thái ngậm ngùi.
23 năm gắn bó với
nghề truyền hình, cũng
chừng đó thời gian nhà
báo Hồ Thái dù muốn
hay không đều chứng
kiến các phóng viên thời sự phải gồng
mình lên trong từng cơn lũ, trận bão.
Anh tâm sự: “Thời điểm quyết định Thời
sự. Nhanh nhưng không vội. Ở điểm
thứ nhất có thể hiểu rằng: nếu chúng ta
chọn sai thời điểm tổ chức sản xuất tin
bài, đưa phóng viên xuống cơ sở thì sẽ
không có một chương trình thời sự như ý
muốn. Quá sớm có thể lãng phí nhân lực,
thời gian. Ngược lại, nếu chậm trễ thì sự
kiện, sự việc lúc đỉnh điểm, hay cao trào
sẽ qua đi, hậu quả chúng ta sẽ có được
những tin tức sơ sài, hời hợt, thiếu điểm
nhấn. Điểm thứ hai là trong xử lí tin bài
rất cần sự nhanh nhẹn, linh hoạt thì tin
tức chuyển về hoặc lên sóng kịp thời”.
VTV Huế - Ám ảnh vì sự chủ quan
của người dân
Là nơi có nhiều vùng trũng, tỉnh Thừa
Thiên Huế mỗi năm có khoảng 2 - 3 cơn
lũ. Đối với các phóng viên thời sự tác
nghiệp trong mùa bão lũ, áo phao luôn
là vật bất li thân của họ. Ngay trong
phòng Tin tức của VTV Huế, các trang
thiết bị ấy luôn thường trực để anh em
đi làm, đảm bảo an toàn tính mạng trong
quá trình tác nghiệp. Hầu hết các phóng
viên ở VTV Huế đều nằm lòng thông
tin khi xảy ra lũ lụt thì địa phương nào
lụt đầu tiên và việc nắm đầu mối cơ sở
đã trở thành quen thuộc. Ngoài Ban chỉ
huy phòng chống thiên tai, họ cũng có
những nguồn tin riêng ở chính quyền địa
phương, trưởng thôn, chủ tịch xã, chủ
tịch huyện…
Để ứng phó với cơn bão số 12,
phòng Tin tức của VTV Huế đã chia
thành 5 ekip, sản xuất 5 - 6 bài và tin mỗi
ngày, phản ánh mọi góc độ trong lũ. Mỗi
ekip gồm 3 người gồm: biên tập, quay
phim và lái xe. Đối với mũi trọng yếu,
lãnh đạo phòng còn bố trí thêm kĩ thuật
và các trang thiết bị như streambox… để
truyền trực tiếp. Khó khăn đối với các
phóng viên thời sự của VTV Huế là trang
thiết bị để có những hình ảnh ấn tượng
rất hạn chế và thụ động, chủ yếu dựa vào
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - Ảnh: Hải Minh
(Xem tiếp trang 48)
Lê Hoa - Cẩm Hà