48
cơ sở. Có lần, phóng viên của VTV Huế
đi cùng Bí thư Tỉnh ủy nhưng giữa dòng
nước xiết thì xuồng chết máy, cả đoàn
lênh đênh trên nước 4-5 giờ đồng hồ mới
có người ứng cứu.
Là người trực tiếp đi tác nghiệp cùng
các phóng viên, nhà báo Trung Hiếu –
Trưởng phòng Tin tức - VTV Huế, chia
sẻ: “Ám ảnh đối với tôi là sự chủ quan
của người dân ở trong lũ từ bao năm
nay. Điều này cũng được tôi làm thành
bộ phim dự thi 5 – 6 năm về trước mang
tên
Hiểm nguy trong lũ
. Ở Huế, các địa
phương thường xuyên xảy ra lũ lụt. Lũ
đã dữ dội nhưng sự chủ quan còn dẫn
con người đến sự nguy hiểm hơn. Tôi
từng chứng kiến cái chết của những đứa
bé vì sự bất cẩn của người lớn. Đó là lí
do ở Huế, ngoài 4 tự quản như các địa
phương khác còn có thêm một tự quản
nữa là “tự quản tại chỗ”, nghĩa là chính
quyền địa phương yêu cầu các gia đình
phải tăng cường tự quản tại chỗ, tăng
cường quản lí con người, người lớn sẽ
quản lí trẻ con. Năm nào trong bão lũ
cũng có người chết nhưng năm nay ở
Huế có 3 - 4 trường hợp chết đều do…
đi chơi”.
Mỗi lần bão lũ, trụ sở của VTV Huế
lại trở thành nhà của toàn bộ anh em, từ
Giám đốc, Phó Giám đốc đến các phóng
viên Thời sự. Đêm đến, họ tổ chức các
kíp để trực các sự cố như di dời dân,
sạt lở đất, vỡ đê. Sáng sớm mai, họ lại
họp với nhau lên phương án tác nghiệp.
Khó khăn, vất vả nhưng những phản hồi
tích cực từ phía người dân và khán giả
cả nước luôn là nguồn động viên tinh
thần quý báu giúp các phóng viên Thời
sự của VTV Huế nói riêng và VTV8 nói
chung không ngại dấn thân và đi trong
tâm bão…
VTV Phú Yên - Đêm trắng chạy
đua với bão số 12
Trong suốt những ngày cơn bão số
12 hoành hành, gây thiệt hại nặng nề cho
khu vực Nam Trung bộ, đội ngũ phóng
viên thời sự của VTV Phú Yên đã có
những đêm trắng chạy đua với bão. Suốt
một dải từ Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Ninh Thuận đều có các ekip cắm
chốt. Không ngại khó khăn, nguy hiểm,
họ đã luôn sẵn sàng tác nghiệp, đem đến
những hình ảnh, thông tin nóng hổi về
mọi diễn biến của cơn bão tới đồng bào
cả nước.
Nhà báo Trần Thanh Hưng, Phó Giám
đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam
tại Phú Yên, cho biết: “Lãnh đạo trung
tâm đã huy động tổng lực để hỗ trợ cho
anh em phòng Tin tức, nhờ vậy, từ Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận
đều có các ekip sẵn sàng tác nghiệp. Hội
đồng Tin tức VTV9 cũng tăng cường 2
ekip ra Bình Thuận để hỗ trợ cho VTV
Phú Yên và sẵn sàng đi Tây Nguyên. Tất
cả vì mục tiêu thông tin nhanh, kịp thời
và chính xác”.
Suốt đêm 3/11, tổ chức sản xuất từ
Nha Trang, Tuy Hoà cùng các ekip đang
có mặt tại hiện trường đã phối hợp chặt
chẽ với tổ chức sản xuất các bản tin
Chào
buổi sáng
trên VTV1 để rạng sáng 4/11,
các bản tin từ 5h25 - 6h25, 8h - 8h10,
9h - 9h13’ và các bản tin sau đó, những
hình ảnh khi bão đổ bộ vào Phú Yên,
Khánh Hoà, những thiệt hại đầu tiên
được cập nhật liên tục trên các bản tin
của VTV. Nhớ lại thời điểm cơn bão đổ
bộ vào Phú Yên, phóng viên Nguyên
Linh chia sẻ: “Thời điểm đó, nhóm
phóng viên chúng tôi có 4 người. Có
thể nói, đây là lần đầu tiên trong đời
tôi chứng kiến một cơn bão mạnh như
vậy. 22h30 ngày 3/11, tại Phú Yên,
gió bắt đầu mạnh. Đến 1h sáng ngày
4/11, gió càng mạnh thêm và đỉnh điểm
cơn bão số 12 là 4h30 sáng, chúng tôi
thức trắng. 1h30 ngày 4/11, một nhóm
gồm hai biên tập, quay phim và lái xe
ra hiện trường để quay hình, dẫn hiện
trường. Hàng loạt khó khăn xảy ra lúc
này: 3h sáng điện mất, wifi, mạng không
có… chúng tôi cập nhập thông tin bão
dựa vào quan sát bên ngoài và điện thoại
về những người quen, lãnh đạo tỉnh,
huyện, các xã mà trước đó tôi đã chuẩn
bị. Những hình ảnh đầu tiên về thiệt hai
do bão gây ra đã quay xong nhưng về cơ
quan lại mất điện. Tôi đánh văn bản và
dựng hình bằng pin dự phòng máy tính
xách tay, mọi người phải chạy trong bão
VTV
Phía sau
Màn hình
Phóng viên Thời sự
VTV8
trong tâm bão
(Tiếp theo trang 47)