43
Một con số thống kê cho thấy, gần
25% công ty Nhật Bản có nhân viên
làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng mà
không được trả lương cho giờ làm
thêm. Có khoảng 12% nhân viên làm
việc thêm 100 giờ mỗi tháng. Theo các
nhà khoa học, làm thêm quá 80 giờ mỗi
tháng góp phần làm tăng nguy cơ tử
vong. Người lao động Nhật có 20 ngày
phép mỗi năm nhưng 35% số lao động
không nghỉ phép.
Nghề phóng viên - áp lực và
nguy cơ tự tử
Năm 2015, sau trường hợp “karoshi”
của Matsuri Takahashi (24 tuổi) - nhân
viên mới của công ty quảng cáo Dentsu,
chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã
nỗ lực tìm cách cải thiện quyền lợi cho
người lao động. Cô gái trẻ này đã quyết
định kết liễu mạng sống sau khi không
thể chịu đựng được thêm việc phải làm
quá 100 giờ trong một tháng. Trên trang
cá nhân của mình, Takahashi đã đăng
tải dòng trạng thái trước khi tự tử: “Tôi
hoàn toàn kiệt sức về thể chất và tinh
thần. Tôi muốn chết”.
Do những nguyên nhân nhạy cảm
nên phần lớn các nhân vật thường giấu
tên khi được các hãng tin quốc tế tiếp
cận. “Với rất nhiều người làm báo, tôi
nghĩ, điều này không sớm thì muộn
cũng xảy ra, bởi chúng tôi làm việc một
cách điên cuồng… giống như những
người nô lệ”, một nhà báo tâm sự với
phóng viên hãng tin AFP khi nói về lịch
trình làm việc thường nhật của cô khi
trở về nhà lúc 1h đêm và
chuẩn bị đi làm 4 tiếng
sau đó.
Trong khi nghề báo
được liệt vào là một trong
những nghề áp lực, khắc
nghiệt và nguy hiểm nhất
trên thế giới thì tình trạng
này tại Nhật càng nghiêm
trọng hơn. Hầu hết các
phóng viên ở đây phải làm
việc 24/7.
Một nữ phóng viên mới ở độ tuổi 30
nhưng đã là một phóng viên cứng, nói
về Yomawari (đêm trắng) khi cô thường
xuyên phải đi tác nghiệp bất kể là có
tin nóng hay không. Cô vẫn nhớ như in,
một đêm lạnh mưa tuyết, nhiệt độ xuống
dưới hơn 0 o C, nhưng cô vẫn phải chầu
chực ngoài cửa nhà một chính trị gia
trọn đêm để đưa tin. Nhưng đó không
phải là đêm cá biệt, bởi bất kể có tin
nóng hay không, cô vẫn thường xuyên
phải đi tác nghiệp xuyên đêm. Đối với
sức khỏe của phụ nữ, thì đó là một điều
vô cùng tệ hại.
Một cựu phóng viên của kênh Tokyo
TV tiết lộ với phóng viên AFP về văn
hóa “không ngừng chiến đấu” (fighting
spirit). Đó là một tinh thần không bao
giờ đầu hàng. Cô năm nay 32 tuổi
nhưng hàng chục năm nay đã làm việc
mà không quan tâm đến ngày, giờ và
tình trạng sức khỏe của mình. Cô buồn
bã nhớ lại, có khi sốt, tôi cũng không có
thời gian kiểm tra nhiệt độ mà chỉ biết
là mình đang sốt cao. Các sếp của tôi
thường dặn dò: “Bạn không được lười
biếng”, nhưng chưa bao giờ nói rằng:
“Bạn cần nghỉ ngơi khi cơ thể bị mệt”.
Tất cả sẽ chỉ chấm dứt khi chúng tôi
trở thành một zombie (thây ma).
Dù tình trạng tự tử “karoshi”
không ít, thậm chí rất nhiều nhưng
không phải ai cũng được truyền thông
Nhật Bản chú ý đến. Vụ việc của
Miwa Sado vừa qua một lần nữa dấy
lên tiếng chuông báo động về tình
trạng “karoshi”. Nó còn khiến NHK
bẽ mặt vì Đài này luôn lên tiếng phản
đối văn hóa làm việc kéo dài của Nhật
Bản. NHK cũng là kênh truyền hình
từng đưa tin nhiều về cái chết ở các
công ty khác, bao gồm cả nữ nhân viên
Matsuri Takahashi của công ty truyền
thông Dentsu.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang
chịu sức ép phải thay đổi tình trạng này
nhưng đó là một thách thức rất lớn đối
với một nét văn hóa đã tồn tại hơn nửa
thế kỉ, khi mà chỉ cần rời công sở sớm
hơn sẽ làm mất lòng sếp hoặc đồng
nghiệp, gây cản trở với con đường công
danh của chính mình.
Tháng 2 năm nay, chiến dịch cân
bằng giữa công việc và cuộc sống đã
được Chính phủ Nhật Bản khởi động.
Họ kêu gọi các chủ doanh nghiệp cho
nhân viên tan sở vào khoảng 15h ngày
thứ Sáu cuối cùng mỗi tháng. Sự kiện
được gọi là Premium Friday (Phần
thưởng ngày thứ Sáu). Chính phủ cũng
hối thúc doanh nghiệp cho nhân viên
nghỉ phép nhiều hơn. Thậm chí, chính
quyền quận Toshima, Tokyo, đã phải áp
dụng biện pháp tắt hết đèn cơ quan lúc
19h để ép nhân viên về nhà.
Diệp Chi
(Theo AFP, New Vision)
Phóng viên là một nghề nhiều áp lực tại Nhật Bản
Người lao động Nhật Bản làm
việc thêm giờ nhiều nhất thế giới