42
VTV
Hồ sơ
truyền hình
Cái chết đột ngột của nữ phóng
viên Đài Truyền hình NHK (Nhật
Bản) đã khiến dư luận bàng
hoàng về tình trạng làm việc
quá sức cũng như dấy lên hồi
chuông cảnh báo về mặt tiêu
cực trong văn hóa làm việc của
xã hội hiện đại ở Nhật Bản.
Tử vong vì làm thêm 159 giờ
Tháng 10 vừa qua, thông tin nữ
phóng viên Miwa Sado của Đài Truyền
hình NHK (Nhật Bản) đã tử vong vì làm
thêm 159 giờ trong một tháng, đã gây
rúng rộng dư luận quốc tế. Điều đáng
nói là, Sado qua đời từ ngày 24/7/2013,
song mãi đến hơn 3 năm sau, do sức ép
của phía gia đình nạn nhân, lãnh đạo
NHK mới quyết định công bố họp báo.
Theo những thông tin được công bố,
Miwa Sado, 31 tuổi, là nữ phóng viên
chuyên trách mảng chính trị của Đài
NHK tại Tokyo, được phát hiện tử vong
trên giường hồi tháng 7/2013, trong tay
vẫn cầm điện thoại di động. Miwa Sado
bắt đầu làm việc cho NHK từ năm 2005
tại văn phòng ở tỉnh Kagoshima. Cô
chuyển về Tokyo vào tháng 7/2010 và
chuyên đưa tin về chính quyền Tokyo.
Sado là người chịu trách nhiệm đưa tin
về cuộc bầu cử hội đồng thành phố
Tokyo và Thượng viện Nhật Bản từ
tháng 6 đến tháng 7/2013. Cô qua
đời ngày 24/7/2013, chỉ ba ngày sau
cuộc bầu cử Thượng viện.
Mặc dù từ năm 2014, nhà chức
trách đã thông báo cái chết của Sado
liên quan đến làm việc ngoài giờ quá
nhiều, song Đài NHK vẫn im lặng.
Sado làm thêm 159 giờ và chỉ có
hai ngày nghỉ trong khoảng thời gian
một tháng trước khi cô tử vong. Tính ra,
mỗi ngày cô phải làm thêm gần 6 tiếng
đồng hồ, bao gồm cả các ngày cuối tuần.
Cô được pháp y xác định là tử vong do
bị suy tim xung huyết, song theo quan
chức Nhật Bản, cái chết của cô vẫn được
xếp vào hiện tượng “karoshi” (tử vong
do làm việc quá sức).
Ngày 4/10, theo ý kiến từ phía gia
đình Miwa Sado, ban lãnh đạo Đài NHK
chính thức công bố vụ việc của Sado
trước dư luận. Hãng tin AFP dẫn lời Chủ
tịch NHK - Ryoichi Ueda: “Chúng tôi
rất thương tiếc khi mất đi một phóng
viên xuất sắc và rất buồn phải thông báo
rằng, cái chết của cô Miwa Sado có liên
quan đến công việc”. Ông Ryoichi Ueda
đã đến nhà xin lỗi cha mẹ Sado, đồng
thời cam kết Đài NHK sẽ hành động để
ngăn chặn tình trạng này tái diễn.
Sự thật về “Karoshi”
Theo Bộ Lao động Nhật Bản,
“karoshi” gồm hai loại: tử vong do bệnh
tim mạch liên quan đến làm việc quá
sức và tự tử vì căng thẳng công việc.
Trường hợp chết vì đau tim có thể được
xem là “karoshi”, nếu người lao động
làm thêm 100 giờ trong tháng trước khi
qua đời.
Hiện nay, Nhật Bản là một trong số ít
quốc gia có số giờ làm việc dài nhất thế
giới, khiến cho nhiều lao động đã chết vì
kiệt sức. Nhân viên Nhật Bản làm việc
với số giờ nhiều hơn nhân viên ở các
nước phát triển khác, trong đó có Mỹ,
Anh… Theo một thống kê của chính
phủ năm 2016, mỗi năm có hàng trăm
người Nhật Bản tự tử vì áp lực công
việc, trong đó có không ít người chết vì
bệnh tim, đột quỵ và những bệnh khác
liên quan đến công việc.
Văn hóa làm việc nhiều giờ liên tục
ở Nhật Bản bắt đầu những năm 1960.
Tuy nhiên, chỉ trong thời gian gần đây,
khi số vụ chết do làm việc quá sức tăng
mạnh, dư luận mới đặc biệt chú ý đến.
Lí do là vào những năm 1960, tuy người
lao động phải làm việc quá sức nhưng
họ vẫn được đảm bảo công ăn việc làm
suốt đời. Điều này đã không còn tồn tại
trong xã hội hiện đại tại Nhật Bản.
Cảnh báo về
cái chết được báo trước
PV Miwa Sado
Karoshi đã tồn tại hơn nửa
thế kỉ tại Nhật Bản