Previous Page  53 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 53 / 92 Next Page
Page Background

53

Được bi

ết,

việc thi công móng trụ

cầu dài hơn 4,4 km phần cầu dẫn phía

Hải An phải cắt qua vùng đất bãi bồi

ngập nước với đặc tính địa chất phức

tạp. Công nghệ độc đáo đầu tiên - công

nghệ Geotube mà anh nhắc tới được

áp dụng để giải quyết vấn đề này

đúng không?

Đúng vậy! Khu vực thi công cầu

phía Hải An là một vùng sình lầy, thủy

triều lên xuống lúc ngập lúc cạn không

ổn định. Vì vậy, tàu bè hay xà lan không

thể di chuyển để thi công các móng trụ

cầu như phương án trên cạn hay hoàn

toàn dưới nước. Yêu cầu đặt ra là phải

làm sao thi công được một tuyến đường,

tạo mặt bằng triển khai phần móng trụ

cầu đạt tiến độ nhanh nhất. Các chuyên

gia Nhật Bản đã đưa vào áp dụng công

nghệ có tên gọi là Geotube để thi công

đường công vụ lao ra biển. Geotube là

các túi chứa hình ống được làm từ vải

Polypropylene, có chứa các lỗ để bơm

cát ở các vị trí có khoảng cách đều nhau.

Ứng dụng ống vải địa kĩ thuật Geotube

đã giúp đơn vị thi công tạo nên một con

đường có chiều dài 3,6km, rộng 25m trên

nền đất sa bồi cửa biển, mực nước lên

xuống theo nhật triều. Có thể nói, con

đường này là điều kiện tiên quyết đối

với việc thi công hạng mục móng trụ cầu

trong giai đoạn tiếp theo.

Với cây cầu vượt biển

dài nhất

Việt Nam

,

việc thi công móng trụ cầu

chắc chắn giữ một vai trò đặc biệt quan

trọng. Ekip làm chương trình đã gặp

những khó khăn như thế nào khi đề

cập đến những công nghệ phức

tạp này?

Trong toàn bộ cây cầu vượt biển Đình

Vũ - Cát Hải, đã có tới 3 phương pháp

móng cọc được áp dụng, trong đó ấn

tượng nhất là công nghệ mới có tên gọi là

SPP. Cụ thể, đó là phần cầu dẫn phía

Hải An dài 4.43km, từ mố A1

tới trụ 60 có vị trí nằm trên

khu vực dự kiến ​sẽ được

bồi đắp để làm khu

công nghiệp. Trong

tương lai, khi đắp đất

tạo nền các khu công

nghiệp sẽ gây ra sự

sụt lún và hiện tượng

ma sát âm. Để tránh

hiện tượng này, các

chuyên gia đã chọn giải

pháp móng cọc ống thép có

phủ lớp sơn chống ma sát âm

nhằm đảm bảo chất lượng của

những móng trụ cầu tại đây.

Để giúp khán giả hiểu được tất cả

những điều đó, chúng tôi phải tìm hiểu

thật thấu đáo bản chất của công nghệ

được áp dụng, bước tiếp theo mới chuyển

thành kịch bản đồ họa. Khi đặt hàng

Trung tâm Đồ họa, chúng tôi phải trao

đổi rất kĩ để họ hiểu rõ những kiến thức

phức tạp đó để có thể dựng được những

hình đồ họa 3D mô phỏng chính xác.

Là đạo diễn của chương trình,

công nghệ mới nào trong xây dựng cầu

Đình Vũ - Cát Hải khiến anh ấn tượng

hơn cả?

Ấn tượng nhất với tôi là công nghệ

lắp ghép hoàn thiện từng nhịp của phần

cầu dẫn phía Hải An. Đây là một công

nghệ phức tạp và độc đáo. Tài tình ở

chỗ, với một đốt dầm là khối bê tông to

như tòa nhà nhưng Nhà thầu Nhật Bản

có thể đổ bê tông với độ chính xác từng

milimet.

Bên cạnh đó, cách lắp ghép các đốt

dầm cũng thực kì diệu. Các đốt dầm tới

80 tấn mà họ ghép khít với nhau rồi căng

cáp dự ứng lực ngoài để giữ chặt chúng

với nhau tạo nên một nhịp cầu vững

chãi! Thật đáng khâm phục, những người

làm cầu đã trình diễn một màn “lắp ghép

lego” ngoạn mục!

Cuối cùng, với bất kì một cây cầu

nào, công đoạn thi công quan trọng và

khó khăn cuối cùng đó chính là hợp

long cây cầu. Với cây cầu vượt biển dài

nhất Việt Nam, công đoạn này có gì

đáng chú ý?

Phần cầu chính vượt biển nối từ trụ

P75 đến trụ P79 dài 490m trong đó có

khoảng cách 2 trụ 76 - 77 và

77 - 78 lên tới 150m. Đây

cũng là vị trí cách mặt

biển cao nhất đồng

thời là điểm nút hợp

long của cây cầu.

Toàn bộ phần cầu

chính gồm 3 trụ

và nhịp dài 490m

là một hệ khung

đúc liền. Kết cấu này

đảm bảo sự liên kết bền

vững nhưng cũng đặt ra

một thách thức cho các đơn

vị thi công. Trước khi hợp

long, đơn vị tư vấn thiết kế Nhật Bản

còn một đoạn dầm khoảng 3 - 4m chưa

đúc. Họ lắp đặt dầm H làm khung và đặt

một cái kích ở trung tâm. Dùng kích để

tăng nội lực, sau đó mới đổ bê tông và cố

định. Sau khi hợp long, họ loại bỏ kích

trung tâm. Tuy nhiên, khung dầm H đã

trở thành một phần của kết cấu và không

thể loại bỏ. Bên cạnh đó, công nghệ đổ

bê tông và công tác bảo dưỡng bê tông

trong điều kiện thi công khắc nghiệt nơi

cửa biển cũng là một khó khăn đối với

nhà thầu thi công. Vượt qua tất cả, cây

cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hoàn

thành đã nối đôi bờ Hải An - Cát Hải

đồng thời nối liền một vùng đảo giàu

tiềm năng kinh tế với đất liền.

Cảm ơn anh đã chia sẻ!

Yến Trang

(Thực hiện)

Hình ảnh đồ họa 3D mô phỏng công đoạn hoàn thiện nhịp nối nhịp

BTV Lưu Ngọc Ánh