21
Như vậy, chiếc mảng này là sự kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại. Truyền
thống vì tất cả mọi công đoạn đều làm
theo phương pháp thủ công; hiện đại vì
Tim cùng với cộng sự đã dùng thuật toán
đ tính độ chìm nổi và sức chịu đựng của
bè tre khi gặp bão tố, từ đó đã có bản vẽ
thiết kế chi tiết. Vấn đề còn lại là làm thế
nào đ hướng dẫn người dân Sầm Sơn
làm theo đúng bản vẽ này.
Tim Severin đã thành công khi mời
được những người thợ giỏi nhất khu vực
Sầm Sơn cùng tham gia, có nhiều chi tiết
phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm của những
người thợ lão luyện. Cuối cùng chiếc bè
mảng đã hoàn thành sau 6 tháng làm việc
liên tục của gần 100 người thợ phường
Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn. Bè dài
18,3m, rộng 4,6m, cao gần 1m và có tới
8 cây xiếm. Ngày 16/3/1993, bè mảng
của Tim Severin được hạ thủy an toàn
trong một nghi lễ đầy màu sắc dân gian
ngay chân đền Độc Cước.
Từ Sầm Sơn, chúng tôi theo ông
Lương Viết Lợi ra Bãi Cháy - Hạ Long.
Đây là nơi chiếc bè được lắp ba cánh
buồm nâu hay còn gọi là buồm cánh dơi,
được may cắt công phu bởi những người
thợ tài hoa vùng Phong Cốc, Hà Nam,
Quảng Ninh. Theo chỉ dẫn của ông Lợi,
chúng tôi tìm đến gia đình ông Phạm
Văn Chính, người thợ năm xưa làm
buồm cho bè mảng. Nay đã tuổi cao sức
yếu, nhưng ông Chính cùng những người
con vẫn còn lưu giữ nhiều tài liệu năm
xưa làm buồm.
Ông Chính đã giúp ekip làm phim
chúng tôi thấy được sự độc đáo của loại
buồm này. Cấu tạo và cách điều khi n
buồm đã giúp cho bè mảng/thuyền luôn
tiến lên phía trước, cả khi ngược dòng
nước. Buồm được làm bằng những khổ
vải “rường khau” Nam Định, một loại
vải thô sợi trắng, dai bền. Các tấm vải
được khâu liên kết với nhau bằng chỉ sợi
to hoặc dây gai loại tốt xâu bởi cây kim
sắt lớn. Cánh buồm hình thành, người ta
tính toán từng khoảng khâu ống luồn đ
tạo cho cánh buồm những khoảng ô đón
gió và làm cho lòng buồm thêm cứng
cáp. Nhờ vậy, buồm cánh dơi đón gió rất
khỏe, tạo ra sức đẩy rất lớn khiến con
thuyền chạy nhanh.
Ngày 17/05/1993, chiếc bè mảng
được đóng bằng tre Việt bắt đầu thực
hiện chuyến hành trình ven theo đảo
Đài Loan, ghé qua Nhật Bản, sau đó
hướng thẳng sang phía Đông vượt bi n
Thái Bình Dương. Thủy thủ đoàn gồm
5 người do Tim Severin làm thuyền
trưởng, lái trưởng là ông Lương Viết
Lợi - người Việt Nam duy nhất trong
hành trình này. Trong suốt hành trình di
chuy n vượt sóng lớn Thái Bình Dương,
ông Lợi cùng với cộng sự phải luôn gia
cố các mối buộc và thay thế những cây
luồng bị hư hỏng. Trải qua hơn 6 tháng
lênh đênh trên bi n, khi còn cách bờ bi n
Châu Mỹ hơn 1.000 hải lí, Tim Severin
nhận được tin báo từ đất liền, chuẩn bị có
một trận siêu bão tại khu vực bè đang di
chuy n. Đ giữ an toàn, Tim đành ra lệnh
cho mọi người rời bè lên tàu đ vào bờ
tránh bão.
Ngược dòng thời gian theo câu
chuyện huyền thoại của Tim Severin,
chúng tôi đã có được câu trả lời cho câu
hỏi ẩn chứa nhiều bí mật: Điều gì đã giúp
bè tre Việt đủ sức vượt qua những con
sóng lớn ngoài Thái Bình Dương? Như
Tim Severin đã nhận định, tuy bè mảng
chưa đạt được đích đến nhưng đi được
hai phần ba quãng đường đã chứng tỏ
sức sống mãnh liệt của nó. Chúng tôi, khi
k lại câu chuyện huyền thoại này trong
2 tập phim
Những mảnh ghép cuộc sống
cũng đã góp phần làm sáng tỏ nhận định:
Cách đây 2.000 năm, nhiều thủy thủ châu
Á trong đó có người Việt Nam đã đi rất
xa trên đại dương. Điều này minh chứng
cho truyền thống hàng hải của dân tộc,
cho chủ quyền của nhiều đảo xa mà tiền
nhân đã đặt chân tới và khai phá tạo nên
giang sơn gấm vóc ngày nay.
Yến Trang
(
Theo chia sẻ của PV Quang Bách)
Một số hình ảnh tư liệu về hành trình
vượt biển huyền thoại của Tim Severin
Nghệ nhân vùng
Phong Cốc, Hà Nam,
Quảng Ninh giới
thiệu kĩ thuật may
buồm cánh dơi