56
PHÍA SAU MÀN HÌNH
VAI TRÒ CỦA CHUYÊN GIA
trong lĩnh vực kết nối trung gian
N
gành logistics đã có mặt tại Việt
Nam từ khoảng 30 năm trở lại
đây, với tốc độ phát triển 35 –
40% hàng năm. Logistics được
hiểu là khâu trung gian đưa hàng hóa từ cơ
sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt
động của Logistics bao gồm: vận tải hàng
hóa xuất và nhập, quản lí đội tàu, kho bãi,
nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị
tồn kho, hoạch định cung - cầu... Ở một số
mức độ khác nhau, các chức năng của
logistics còn bao gồm việc tìm kiếm nguồn
nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất,
đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng…
Theo thống kê của Hiệp hội logistics Việt
Nam, hiện nay có trên khoảng 1.300 doanh
nghiệp logistics đang hoạt động trong nước,
trong đó có 25 công ty điều phối nước ngoài
nhưng lại chiếm đến 80% thị phần nội địa.
Chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng
25% GDP mỗi năm, cao hơn rất nhiều với
các quốc gia trong khu vực như Thái Lan,
Trung Quốc… Với sự phát triển mạnh mẽ
của thương mại điện tử, thói quen tiêu dùng
thay đổi từ mua bán truyền thống sang trực
tuyến, gần 500 tỉ USD đã hàng hóa rời khỏi
và cập bến Việt Nam mỗi năm. Việt Nam
được đánh giá là một thị trường đầy tiềm
năng và hấp dẫn cho sự phát triển của
ngành dịch vụ logistics. Đây cũng chính là cơ
hội lớn để các doanh nghiệp có thể khởi
nghiệp trong lĩnh vực kết nối trung gian. Tuy
nhiên, phần lớn các công ty khởi nghiệp
trong lĩnh vực này vẫn còn non trẻ và gặp
nhiều khó khăn trong việc bứt phá và phát
triển. Chính vì vậy, các chuyên gia tư vấn
trong lĩnh vực logistics đang ngày càng trở
thành một phần quan trọng, không thể thiếu
đối với các công ty khởi nghiệp.
Theo ông Đỗ Huy Bình, nhà sáng lập
kiêm giám đốc điều hành Công ty cổ phần
giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog, tốc độ
ứng dụng công nghệ của ngành logistics
Việt Nam còn khá chậm so với nhiều
ngành khác. Nhưng đó cũng chính là cơ
hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi
công nghệ trong chu trình vận hành của
mình. Để thay đổi thói quen, tư duy cũ
thích ứng với bối cảnh mới, các startup
logistics nên xây dựng mạng lưới hợp tác
với các chuyên gia uy tín, có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Họ là những người có
thể đưa ra những lời khuyên hữu ích, từ
đó giúp doanh nghiệp khởi nghiệp xác
định đúng vấn đề, đúng cách tiếp cận để
đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn một
cách hiệu quả.
Chia sẻ quan điểm về thách thức trong
việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực
logistics hiện nay ở Việt Nam, ông Đỗ Xuân
Quang - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội
logisticsASEANcho rằng, công nghệ platform,
chuỗi quản trị trong cung ứng logistics cũng
như cách thức quản trị số hóa trong lưu
chuyển hàng, tồn kho, vận chuyển cho khách
hàng… là vô cùng cần thiết giúp các startup
logistics có thể cạnh tranh và đứng vững trong
thời đại 4.0. Tuy nhiên, ngành logistics lại có
đặc thù riêng, mỗi doanh nghiệp cần một quy
trình quản trị, vận hành khác nhau nên các
startup rất cần có chuyên gia tư vấn, định
hướng cho con đường phát triển của mình.
Ông Quang cho rằng, việc tiếp cận các
LÀN SÓNG CÔNG NGHỆ BÙNG NỔ ĐÃ “THAY DA ĐỔI THỊT” NHIỀU NGÀNH CÔNG
NGHIỆP, TRONG ĐÓ CÓ LOGISTICS - LĨNH VỰC KẾT NỐI TRUNG GIAN CÓ ĐÓNG
GÓP RẤT LỚN TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐẤT NƯỚC. TUY VẬY,
PHẦN LỚN CÁC CÔNG TY TRONG LĨNH VỰC NÀY CÒN KHÁ NON TRẺ VÀ GẶP
NHIỀU KHÓ KHĂN TRONG VIỆC BỨT PHÁ VÀ PHÁT TRIỂN. ĐÓ CŨNG CHÍNH LÀ
NGUYÊN NHÂN CÁC CHUYÊN GIA ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT PHẦN QUAN TRỌNG ĐỐI
VỚI CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS.
Làn sóng số hóa đang đổ bộ mạnh mẽ vào ngành logistics