Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

chuyên gia trong lĩnh vực logistics hiện nay

còn khá khó khăn bởi số lượng người được

đào tạo chuyên ngành này tại các trường đại

học hiện vẫn còn rất hạn chế.

Theo bà Phạm Thị Lan Hương - Tổng

giám đốc Công ty cổ phần Vinapco - người có

30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực

logistics truyền thống, việc ứng dụng công

nghệ trong lĩnh vực logistics là một xu thế

không thể chối bỏ. Để một startup logistics đi

đến thành công trong bối cảnh mới cần có sự

kết hợp đồng bộ của yếu tố công nghệ, nhân

lực và cả những người đồng hành cùng

doanh nghiệp. Câu chuyện tìm kiếm nhân tài

đang là bài toán nan giải của nhiều lĩnh vực,

trong đó bao gồm cả logistics. Từ kinh

nghiệm của mình, bà Hương đưa ba 3 giải

pháp góp phần giải quyết khó khăn trong

việc xây dựng nguồn nhân lực ngành

logistics, đó là: tuyển mới, tự xây dựng, hoặc

trao đổi, thuê ngắn hạn chuyên gia từ những

tổ chức uy tín. Quan trọng hơn cả, con

đường bền vững nhất để xây dựng nên nguồn

nhân lực chất lượng cao trong ngành logistics

về lâu dài là phải đặt nền móng từ thế hệ sinh

viên tại các trường đại học.

Ông Hán Văn Lợi, Tổng giám đốc Công

ty cổ phần dịch vụ hậu cần BoxMe cho

rằng, khi các startup logistics mở rộng ra

mạng lưới toàn cầu thì nhu cầu tìm kiếm

chuyên gia đồng hành lại càng trở nên bức

thiết hơn bao giờ hết. Nếu may mắn,

doanh nghiệp có thể tìm được một chuyên

gia giỏi giúp họ rút ngắn quãng đường đến

với thành công hoặc có thể phải mất 2 - 3

năm lăn lộn để tự trải nghiệm bằng những

bài học xương máu.

Ngày 4/6/2013, đề án Thương mại hóa

công nghệ theo mô hình thung lũng silicon

tại Việt Nam (Vietnam Silicon Valley - VSV)

đã được Bộ KHCN phê duyệt và triển khai.

Đến năm 2016, Đề án 844

“Hỗ trợ hệ sinh

thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia

đến năm 2025”

của Chính phủ tiếp tục ghi

nhận việc nhân rộng mô hình hoạt động của

VSV, trong đó có mô hình tổ chức thúc đẩy

doanh nghiệp VSVAccelerator đã hỗ trợ các

startup nhiều lĩnh vực bao gồm logistics

thông qua nhiều hỗ trợ về tài chính, đào tạo,

huấn luyện về kinh doanh, pháp lí, phát triển

sản phẩm, cung cấp đội ngũ chuyên gia cho

các startup…Ngoài ra, VSV cũng kết nối với

các nhà đầu tư thông qua chương trình đào

tạo chuyên sâu giúp hạn chế rủi ro trong quá

trình đầu tư vào startup. Với nhiều nỗ lực từ

Chính phủ, các doanh nghiệp khởi nghiệp

trong lĩnh vực logistics được dự báo sẽ tiếp

tục thay máu và không ngừng khởi sắc trong

giai đoạn sắp tới.

CHI DIỆP

Logistics là một lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam

Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Để có thể tìm hiểu rõ hơn về vai trò của các

chuyên gia trong lĩnh vực kết nối trung gian

logistics, các start-up có thể theo dõi chương

trình

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

do Ban Khoa

giáo VTV2 thực hiện sản xuất, trong khuôn khổ

Đề án 844 Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo Quốc gia đến năm 2025.