Previous Page  58 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 58 / 92 Next Page
Page Background

58

PHÍA SAU MÀN HÌNH

BÀI TOÁN NAN GIẢI

của start-up

Nhiều ý kiến cho rằng, vốn là yếu

tố quyết định sự thành công và thất bại

của một dự án, nhưng một số khác lại

không đồng tình với điều đó. Quan điểm

của ông như thế nào đối với vấn đề này?

Có rất nhiều yếu tố làm nên thành công

của một doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo: từ việc hình thành ý tưởng tốt,

cập nhật tiến bộ khoa học kĩ thuật, đến việc

phát triển sản phẩm có chỗ đứng trên thị

trường…, nhưng yếu tố tạo điểm tựa vững

chắc cho doanh nghiệp và cũng có thể là

tác nhân khiến doanh nghiệp “chết” nhanh

nhất lại chính là vốn. Khó khăn về nguồn

vốn khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ phát

sinh thêm nhiều mối bận tâm khác như

nguồn khách hàng, chi phí và vị trí thuê nhà

xưởng... Thiếu hụt dòng tiền có thể gây ra

tình trạng “mất máu”, đẩy doanh nghiệp

đến chỗ suy vong. Tôi từng chứng kiến

những doanh nghiệp bán hàng rất tốt

nhưng quá trình thu hồi tiền chậm, doanh

thu cao trên sổ sách, dòng tiền không chảy

vào túi kịp thời dẫn đến bị chết yểu ngay

khi mới chạm đến những thành công khởi

đầu. Từ đó có thể thấy rằng, vốn chính là

một yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp

khởi nghiệp. Cũng chính vì thế, tiếp cận

vốn luôn là khó khăn muôn thuở, kìm hãm

sức bật của các doanh nghiệp, đặc biệt là

với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài toán

gọi vốn chính là vấn đề khúc mắc khiến

nhiều doanh nghiệp đau đầu và hao tâm

tốn sức nhiều nhất.

Ngày càng nhiều startup Việt tìm

đến các quỹ đầu tư trong và ngoài nước

để tìm kiếm nguồn vốn. Ông đánh giá

như thế nào về mức độ hỗ trợ của các

quỹ đầu tư đối với doanh nghiệp khởi

nghiệp hiện nay tại Việt Nam?

Một số quỹ đầu tư khởi nghiệp từ Mỹ

cũng như nhiều quốc gia khác đang rất quan

tâm tới các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt

Nam. Họ nhìn thấy một thị trường đầy tiềm

năng: dân số đông, lao động trẻ, kinh tế vĩ mô

tăng trưởng ổn định, kiểm soát lạm phát tốt,

môi trường kinh doanh năng động…Các quỹ

đầu tư nước ngoài hiện nay đều nhận ra sự

hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam cho

các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dù sẵn sàng

bàn bạc để tiến tới việc hỗ trợ vốn cho các

startup, song họ cũng vấp phải một số trở

ngại như: nhiều doanh nghiệp không đưa ra

được phương án kinh doanh khả thi, không

tính đến những yếu tố rủi ro về lâu dài, vốn tự

có rất èo uột, thậm chí không có, chỉ trông

cậy vào các quỹ đầu tư hoặc đi vay ngân

hàng… khiến các quỹ đầu tư vô cùng e ngại,

dè dặt. Không ít quỹ đầu tư nước ngoài tha

thiết góp vốn nhưng chỉ số tin cậy của doanh

nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp,

thị trường còn khá mới mẻ để có thể định giá

VỐN ĐƯỢC VÍ NHƯ YẾU TỐ SỐNG CÒN ĐỂ CÁC START-UP CÓ THỂ TỒN TẠI TỪ

GIAI ĐOẠN TRỨNG NƯỚC CHO ĐẾN KHI PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG DOANH

NGHIỆP. TUY NHIÊN, VẪN CÒN NHIỀU Ý KIẾN KHÔNG ĐỒNG NHẤT XUNG

QUANH VAI TRÒ CŨNG NHƯ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP. CHIA SẺ CỦA CHUYÊN GIA KINH TẾ - TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU SẼ PHẦN

NÀO GÓP THÊM GÓC NHÌN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ VỐN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Các doanh nghiệp có thể tìm đến các sự kiện như Techfest để tiếp cận các nhà đầu tư