51
tại Việt Nam.
Got Talent
(Tìm kiếm tài
năng) phiên bản Việt được đầu tư công
phu nhưng mô hình thi tạp kĩ tỏ ra không
dễ dàng thu hút khán giả.
MasterChef
(
Vua đầu bếp
) cũng chưa tạo được hiệu
ứng bùng nổ như kì vọng. Ngược lại, có
những chương trình không quá nổi tiếng
ở phiên bản gốc nhưng lại cực kì thành
công tại Việt Nam, tiêu biểu là
Gương
mặt thân quen
(
GMTQ
) ra mắt năm
2013. Mùa thứ hai và thứ ba của
GMTQ
với sự lên ngôi của Hoài Lâm, Thanh
Duy đã tạo nên sức hút vô cùng mạnh
mẽ với các tiết mục gây tiếng vang lớn.
Ơn Giời, cậu đây rồi! được lấy ý tưởng
từ format kịch tình huống ít tiếng tăm
mang tên gốc
Thank God You’re Here.
Ngay từ lần xuất hiện đầu tiên năm 2014,
chương trình đã trở thành hiện tượng,
góp công lớn vào sự hưng thịnh của trào
lưu hài trên màn ảnh nhỏ, đưa các tên
tuổi như: Xuân Bắc, Tự Long, Trấn
Thành, Trường Giang… thêm phần
“nóng” với hàng triệu khán giả qua các
tiểu phẩm ngắn được dàn dựng ngẫu
hứng, bất ngờ. Từ các “căn phòng oái
oăm”, nhiều gương mặt mới cũng liên
tục được phát hiện, lăng xê qua từng
tập, từng mùa, bổ sung nhân lực cho
làng hài như Lâm Vĩ Dạ, Mạc Văn Khoa,
Lê Giang… Không thể bỏ qua một hiện
tượng khác của thập kỉ vừa qua –
Sing
My Song
(
Bài hát hay nhất
). Được thực
hiện theo format của Trung Quốc,
Sing
My Song
ban đầu được nhận định khá
khó ăn khách ở Việt Nam nhưng hóa ra
khán giả lại rất hứng thú với cuộc tìm
kiếm các ca - nhạc sĩ tài năng, nơi tôn
vinh các sáng tác mới. Phan Mạnh
Quỳnh, Bùi Công Nam, Cao Bá Hưng từ
Sing My Song
mùa đầu tiên đã có những
bước tiến xa hơn trong sự nghiệp. Lộn
Xộn Band hay Bùi Lan Hương của mùa
thi thứ hai cũng tiếp tục là nhân tố đầy
hứa hẹn, mang cá tính, màu sắc riêng.
N
hững năm 2016 – 2017, cùng với
sự chuyển mình mạnh mẽ của
phim truyền hình Việt trên VTV,
vị trí của các cuộc thi truyền hình thực tế
bị ảnh hưởng đáng kể. Những chương
trình vốn ăn khách cũng bước vào giai
đoạn giảm nhiệt trong khi một số “sô” mới
lại chưa tìm được tiếng nói chung với
đông đảo khán giả. Chính vì thế, thay vì
tập trung vào thi tài trong lĩnh vực âm
nhạc, nhiều nhà sản xuất đã chuyển
hướng sang tìm kiếm cách thể hiện mới
mẻ hơn, không nhất thiết đi tìm Quán
quân sau chặng đường kéo dài nhiều
tháng mà mang đến cho khán giả sự
hứng khởi trọn vẹn trong từng tập phát
sóng với nội dung đa dạng, tươi mới. Đó
là sự xuất hiện của
Khi đàn ông mang
bầu, Quý ông đại chiến và Ký ức vui vẻ.
Yếu tố thắng thua không còn được đặt
nặng mà cảm xúc mới là những gì được
hướng tới nhiều nhất. Cũng trong những
năm cuối của thập niên,
Thương vụ bạc tỉ
và
Cơ hội cho ai
đã trình làng, làm thay
đổi hoàn toàn quan điểm của người Việt
về chương trình truyền hình mang đề tài
về kinh doanh. Nếu như
Thương vụ bạc
tỉ
đã có điểm tựa vững vàng từ format
gốc rất nổi tiếng
Shark Tank
thì
Cơ hội
cho ai
được xem như cú bứt phá ngoạn
mục của mảng chương trình thuần Việt.
Từ sự nghi ngờ về độ ăn khách dành cho
một “sô” tuyển dụng nhân sự tưởng như
khô khan,
Cơ hội cho ai
đã chinh phục
khán giả bằng hàng loạt câu chuyện rất
thực tế, đời thường, những cuộc phỏng
vấn thực, công việc thực, mức lương
thực được đàm phán trực tiếp trên sóng
truyền hình. Cùng với
Thương vụ bạc tỉ,
Cơ hội cho ai
còn biến nhiều doanh nhân
tầm cỡ trở thành những cái tên rất “hot”,
giàu sức hút trên màn ảnh nhỏ.
Hi vọng rằng, thập kỉ mới sẽ tiếp tục
ghi nhận những hiện tượng có sức ảnh
hưởng sâu rộng, đi được đường dài và
có thể tạo nên những chuyển biến tích
cực cho đời sống, văn hóa, nghệ thuật
nước nhà thông qua những trào lưu,
những nhân tố sáng giá.
HOÀNG HƯỜNG
Bước sang thập kỉ mới, còn không nhiều
những cái tên cũ đi tiếp chặng đường hàng
tuần trên sóng VTV3. Sự cạnh tranh gay
gắt, tốc độ đào thải khắt khe của thị
trường khiến các chương trình phải liên
tục được đổi mới, thay mới để thích ứng với
nhu cầu, thị hiếu khán giả. Đó cũng là cơ hội
để những sự lựa chọn mới xuất hiện với nội
dung, cách thức thể hiện khác lạ.
Lãnh đạo của các tập đoàn lớn trực tiếp tham gia
tuyển dụng nhân sự tại
Cơ hội cho ai
Chương trình
Ơn Giời, cậu đây rồi