59
được sản phẩm. Một số khảo sát cho thấy,
không ít doanh nghiệp hứa hẹn nhiều điều
trên giấy, nhưng khi đi vào thực tế, họ lại
không thể thực hiện các cam kết đó khiến
nhà đầu tư rơi vào tình trạng thất vọng, chán
nản. Mặc dầu vậy, không thể không kể đến
một số startup đã thành công và sử dụng vốn
từ các quỹ đầu tư hiệu quả. Tôi cho rằng, khi
các doanh nghiệp nắm được những nhược
điểm của mình, họ sẽ biết cách để tạo dựng
lòng tin trong mắt các nhà đầu tư.
Thông thường, các quỹ đầu tư sẽ
đặt ra những tiêu chí lựa chọn doanh
nghiệp đầu tư như thế nào, thưa ông?
Họ thường xem xét trên yếu tố tài
chính, vốn tự có, khả năng phát triển của
doanh nghiệp và vấn đề chia sẻ lợi nhuận…
Các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận nhiều
rủi ro, sẵn sàng đồng hành cùng startup từ
giai đoạn bị lỗ, nên khi bước sang giai đoạn
có lời, họ thường đòi hỏi quyền lợi rõ ràng
trong việc chia sẻ lợi nhuận, hoặc có thể
yêu cầu trở thành cổ đông, với lượng cổ
phần 25% – 50%. Ngoài các yếu tố đó ra,
các quỹ đầu tư luôn để ý đến trình độ trình
độ nhân lực, kinh nghiệm, mức độ sáng
tạo, khả năng cập nhật công nghệ… của
các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Là một chuyên gia có thâm niên
trong việc cố vấn cho nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước, ông có thể
chia sẻ kinh nghiệm gọi vốn thành công
từ các quỹ đầu tư cho các startup?
Theo tôi, để mỗi doanh nghiệp có thể
tự tin hơn khi gọi vốn thì cần phải đảm bảo
ba yếu tố chính. Thứ nhất, bước khởi đầu
quan trọng là doanh nghiệp cần phải có
vốn tự có, nguồn vốn đã có sẵn từ quỹ tiết
kiệm của bản thân, hay huy động từ gia
đình phải tương đối đầy đủ. Ví dụ, doanh
nghiệp cần có vốn tự có chiếm 50% trên
tổng nguồn vốn. Nếu không có nguồn vốn
vững chắc này, chỉ trông chờ vào việc đi
vay từ ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư thì
khả năng gọi vốn thường khó thành công.
Thứ hai, doanh nghiệp cần tìm đến các
hiệp hội, các tổ chức ươm mầm, hỗ trợ
khởi nghiệp để tìm kiếm sự giới thiệu đến
những kênh đầu tư, hoặc các quỹ đầu tư
mạo hiểm, quỹ thiên thần… Và thứ ba,
một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định
khả năng thuyết phục thành công trước
các nhà đầu tư là phải đưa ra phương án
kinh doanh khả thi. Đó là một bản kế
hoạch trình bày chi tiết về sản phẩm, về thị
trường tiềm năng, khả năng cạnh tranh,
phương án tổ chức kinh doanh, phân phối
sản phẩm, dự báo tài chính trong khoảng
ít nhất 3 - 5 năm, tài sản tự có, tài sản
nợ… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khởi
nghiệp nên tìm đến các nhà chuyên môn,
công ty tư vấn để tìm kiếm người đồng
hành trên chặng đường khởi nghiệp đầy
gian nan.
Ông đánh giá như thế nào về sự
hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đối với
hoạt động tiếp cận vốn của các doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?
Năm qua, Bộ Tài chính đã ban hành
Thông tư số 15/2019/TT-BTC hướng dẫn
cơ chế quản lí tài chính và đánh giá hiệu
quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo cầu nối
vững chắc giữa ngân hàng với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp
này được tiếp cận vốn vay kể cả khi doanh
nghiệp không có tài sản để thế chấp. Bên
cạnh đó, Đề án 844
“Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025”
qua một thời gian đi vào hoạt
động đã chứng minh được vai trò quan
trọng trong việc tạo lập môi trường thuận
lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành
và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả
năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác
tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh
doanh mới; hoàn thiện hệ thống pháp lí hỗ
trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Với
những bước khởi đầu đầy thuận lợi này, tôi
tin rằng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo Việt Nam sẽ ngày càng lan tỏa và
phát triển mạnh mẽ.
Xin cảm ơn ông!
AN KHÊ
(Thực hiện)
Tiếp cận vốn luôn là một bài toán gây đau đầu cho startup
Việc thuyết phục các Quỹ đầu tư chủ yếu
phụ thuộc vào khả năng của start-up