Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

21

không thể nào theo kịp những diễn biến

của cuộc sống.

Là người trong cuộc, ông đón

nhận tình cảm của khán giả dành

cho bộ phim như thế nào? Họ nói gì

với ông?

Những người làm phim của Trung tâm

Sản xuất phim truyền hình không làm

phim dở. Đó là quan điểm xuyên suốt,

đồng thời cũng là đích đến của những

người làm nghề như chúng tôi. Cá nhân

tôi đã gặp nhiều người và họ yêu mến tôi

hơn. Họ không nghĩ một ông già ngoài

sáu mươi tuổi như tôi vẫn còn sức để làm

công việc đó nhưng họ không biết tôi đã

ấp ủ, thai nghén nó suốt 10 năm.

Bản thân ông đánh giá như thế

nào về chất lượng những bộ phim

truyền hình Việt Nam được phát sóng

thời gian gần đây.

Mỗi giai đoạn đều có sự phát triển

khác nhau, thị hiếu khác nhau nên kết

quả cũng chỉ mang tính tương đối. Tôi

không xem được hết tất cả các bộ phim

trên truyền hình nhưng quả thực rất

mừng khi một số bộ phim như:

Về nhà đi

con, Người phán xử, Quỳnh Búp bê

cuốn hút được đông đảo người xem.

Vậy nên nếu nói phim Việt

không có kịch bản hay, không có

những người viết kịch bản giỏi là

chưa hẳn đúng?

Người ta nói như vậy cũng có phần

đúng đấy. Cuộc sống bây giờ là một

không gian mở. Cùng lúc, người dân có

thể lựa chọn thưởng thức nhiều nền điện

ảnh và nếu đem so sánh giữa ta và thế

giới thì cũng rất khó. Nhưng nên ghi nhận

rằng chúng ta đã và đang rất nỗ lực.

Thời của ông, ở Trung tâm Sản

xuất phim truyền hình đã xuất hiện

nhiều tên tuổi trong làng biên kịch,

ông đánh giá như thế nào về thế hệ kế

cận? Nếu được chia sẻ, ông sẽ chia sẻ

những gì với họ từ kinh nghiệm làm

nghề của mình?

Người làm phim truyền hình Việt cũng

phải đối diện với rất nhiều khó khăn và áp

lực. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác,

không chỉ đơn thuần là chuyên môn. Họ

như người đi trên dây vậy. Một bên là chủ

trương đường lối, một bên là hấp dẫn, lôi

cuốn người xem. Và trong thực tế ấy vẫn

xuất hiện những bộ phim chúng ta vừa kể

ở trên thì công bằng mà nói, vẫn phải ghi

nhận sự nỗ lực của những người làm

nghề. Cá nhân tôi thấy họ đã làm tốt, còn

tốt hơn hay dở hơn thời gian tới đây thì

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó

có không khí thời cuộc. Và một điều quan

trọng nữa, đó là người đứng đầu đơn vị.

Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng

trong việc cầm cân nảy mực, truyền cảm

hứng cho cả một tập thể.

Ngoài làm nghề, ông còn được

biết đến là một người luôn có những

kế hoạch bất ngờ, đầy thú vị như: giữa

đêm Ba mươi Tết một mình đánh xe ra

biển chỉ để đối diện với sự cô đơn, hay

ở tuổi 60 vẫn quyết định đạp xe xuyên

Việt. Năm nay, ông có kế hoạch gì

tương tự vậy không?

Năm nay tôi… tắm sông Hồng. Cứ 5

giờ sáng tôi lại ra sông Hồng để tắm, dù

đó là mùa hạ hay mùa đông. Thực ra, đó

cũng là một cách để mình rèn luyện sức

khỏe cũng như chiêm nghiệm về cuộc

đời mình. Nó mang lại cho mình nhiều

cảm xúc mới mẻ và bản thân tôi cũng

thấy khỏe hơn khi được làm điều đó.

2019 là năm tuyệt vời của Thể

thao Việt Nam. Giữa rất nhiều ngôi sao

sáng trong nhiều bộ môn của thể thao

Việt Nam, nếu được chọn, cá nhân ông

sẽ chọn ai là nhân vật của năm?

Rất khó để đưa ra sự chọn, nhưng tôi

ấn tượng với nữ cầu thủ mang áo số 22

của Đội tuyển nữ Việt Nam. Tôi được

biết, chính em đã tặng chiếc áo đấu của

mình cho quỹ “Cơm có thịt” của nhà báo

Trần Đăng Tuấn và bán đấu giá được

100 triệu đồng. 100 triệu sẽ có ít nhất

1.000 chiếc áo ấm. Tôi cho đó là nhân vật

của năm. Và nếu các vận động viên thể

thao ai cũng biết nghĩ đến những phận

đời kém may mắn hơn mình thì dù không

được bình chọn là nhân vật của năm

cũng không còn quá quan trọng nữa, bởi

chính họ đã là nhân vật của cuộc đời này.

Xin cảm ơn ông!

HÀ HƯƠNG PHÚC

(Thực hiện)

Cảnh trong phim

Sinh tử