20
ĐỐI THOẠI
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến:
KHÔNG LÀM PHIM DỞ...
MANG TIẾNG NGHỈ CHẾ ĐỘ NHƯNG TỪ LÚC CẦM SỔ HƯU, NHÀ VĂN PHẠM NGỌC TIẾN NGÀY CÀNG
BẬN RỘN. NHỮNG KẾ HOẠCH MỚI LUÔN CUỐN LẤY ÔNG VÀ NHƯ LỜI ÔNG NÓI: “LÚC NÀY MỚI ĐƯỢC
LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC MÌNH YÊU THÍCH”. HƠN THÁNG NAY PHẢI ĐI TẬP TỄNH BỞI MỘT VỤ TAI NẠN,
CỨ TƯỞNG PHẠM NGỌC TIẾN NẰM DÀI NGHỈ NGƠI Ở NHÀ NHƯNG CÁC BẠN VĂN VẪN ĐẾN ĐỂ CÙNG
ÔNG HOÀN THIỆN KỊCH BẢN MỘT BỘ PHIM TRUYỀN HÌNH…
Gặp ông, không thể không nhắc
đến
Sinh tử
, bộ phim đang được khán
giả truyền hình đặc biệt yêu thích. Tôi
nhớ, cách đây 5 năm, trong một cuộc
nói chuyện ông cũng đã nhắc đến chủ
đề này và lo lắng không biết nó sẽ sinh
hay tử. Giờ đây, xin được hỏi cảm xúc
của ông khi bộ phim được phát sóng?
Là một nhà văn, khi ấp ủ một dự định
nào đó thì cảm giác háo hức với đầy
những tâm huyết nhưng khi nó ra đời thì
lại thấy bình thường. Nó như cuộc đời
một người phụ nữ, đến tuổi trưởng thành
và phải sinh con đẻ cái. Và cứ theo chu
trình thời gian, hoài thai, nuôi dưỡng rồi
đến thời điểm thì đứa con được sinh ra.
Thời điểm này, khi ngồi nói chuyện với
bạn thì cảm giác của tôi là lại muốn được
sinh thêm “những đứa con mới”.
Ông đã viết kịch bản cho rất nhiều
bộ phim. Khán giả nhắc nhớ đến anh
nhiều ở đề tài nông thôn. Nhưng hình
như phim
Sinh tử
là lần đầu tiên anh viết
về đề tài phòng chống tham nhũng?
Cũng không hẳn vậy. Bởi trong tất cả
các phim chính luận đều đã có đề tài này.
Năm 2011, tôi viết kịch bản cho phim
Đàn
trời
(dựa theo tiểu thuyết của nhà văn
Cao Duy Sơn) cũng đã nói đến yếu tố
chống tham nhũng nhưng ở một cấp độ
khác. Phim lúc ấy chỉ mới nói đến kết quả
mà chưa có sự diễn giải. Sinh tử chi tiết
hơn, cụ thể hơn rất nhiều. Bộ phim có bắt
đầu của sự kiện này và dẫn đến sự kiện
khác, vấn đề này dẫn đến vấn đề khác để
cuối cùng dẫn tới một đại án. Theo tôi, bộ
phim đã mang được không khí của thời
cuộc hôm nay, đó là “đốt lò”.
Vậy trong phim
Sinh tử
, những
ấp ủ, tâm tư mà ông muốn gửi gắm so
với thực tế, ông thấy nó đã thể hiện
được bao nhiêu phần trăm?
Với tư cách là một nhà văn, tôi vẫn có
cảm giác tiếc nuối bởi văn học vốn mang
trong mình tính dự báo, nhưng trong
Sinh
tử
cũng chỉ mới thể hiện được một phần
nào đó của hiện thực cuộc sống. Tức là
văn học đang đi sau hiện thực.
Tức là hiện thực đa dạng,
phong phú và biến đổi một cách quá
nhanh chóng?
Đúng vậy. Thông thường, một tác
phẩm điện ảnh vẫn hay dựa vào một tiểu
thuyết hay một truyện ngắn nào đó, như
các phim:
Đàn trời, Chuyện làng Nhô,
Ngõ lỗ thủng
… Nhưng đến
Sinh tử
, tôi lại
muốn một thử nghiệm khác. 10 năm
trước tôi đã viết về nó trong bốn chương
sách nhưng thực tế cuộc sống diễn ra
nhanh quá nên tôi chuyển thể ngay thành
kịch bản phim truyền hình, coi đó là chất
xúc tác, chất men ban đầu để mình triển
khai chứ ở đề tài này, tiểu thuyết sẽ
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến trò chuyện cùng phóng viên TCTH