Nơi cái gì cũng có
TP. HCM được đánh giá là nơi giao thoa, tiếp
biến của rất nhiều nét văn hoá ẩm thực của các vùng
miền trong và ngoài nước. Nơi đây, rất dễ kiếm tìm
những món ăn đặc trưng ở nhiều vùng đất khác.
Nhớ chuyến du lịch Singapore thì ăn cháo ếch
đường Lê Anh Xuân; thích cơm Hàn thì đến phố
Thăng Long; cơm Nhật thì ra Lê Thánh Tôn; ăn dim
sum thì vô Hà Tôn Quyền; cơm Thái thì ra Bùi Viện;
Cơm Huế thì quán Ruốc, Ngự Bình; cơm Bắc thì vô
khu sân bay; mì Quảng thì ra ngã ba Cống Quỳnh;
mì vịt tiềm thì ra chợ Lacaze - Nguyễn Tri Phương...
Chính cái cách người Sài thành tiếp biến những
món ăn lạ với gu và nguyên liệu địa phương đã làm
nên một phong cách ẩm thực rất riêng, khác hẳn so
với nguyên bản. Năm 1954, một số người dân miền
Bắc di cư vào miền Nam mang theo món phở và
phở ở TP. HCM bắt đầu có những khác biệt. Ở
TP. HCM, thịt bò trong phở thường được bán theo 6
kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân, bò viên tùy theo ý
thích của khách, ăn kèm tương đen, tương ớt đỏ,
chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước
sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng, thường để
riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng
tô phở.
Hủ tíu cũng là món ăn có nguồn
gốc từ ẩm thực Trung Hoa, theo người
Hoa di dân và lưu vong nhập vào xứ
ta. Cọng hủ tíu nguyên bản của người
Hoa tồn tại đến ngày nay là cọng hủ
tíu mềm. Người miền Nam từ xa xưa đã
biến thể thành hủ tiếu dai đặc trưng. Cộng
thêm cách nấu nước lèo, gia vị nêm nếm,
phụ phẩm ăn kèm… đã tạo ra món hủ tíu khác xa
với phiên bản gốc.
Ẩm thực vỉa hè
Trong cuốn
Không gian gia vị Sài Gòn
, tác giả
Trần Tiến Dũng viết: “Không gian gia vị Sài Gòn,
không bắt nhịp trí tuệ, không bắt cầu sang trọng mà
chỉ hằng chia sẻ với những tâm hồn chân thật qua
đồ ăn, thức uống bình dị, biết khắn khít với sự mưu
sinh cực nhọc khó khăn của người bản địa và dân
nhập cư”. Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán
trà đá, trà chanh… thì trên phố Sài thành hiện nay
cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại
nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa… Hình
ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo đã gắn liền với văn
hóa ẩm thực Sài thành hơn 100 năm nay. Những
chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ
nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là tiếng gõ
“lách cách” đặc trưng.
Lang thang vỉa hè, ta có thể bắt gặp xe bánh mì,
xe bò bía, gỏi cuốn, gỏi khô bò, bột chiên cho đến
các món xôi, bánh bèo, nậm lọc, được
phục vụ nhanh gọn. Kế tiếp là những món
ngon được truyền miệng mà du khách
phải tìm tới như các loại bún, cháo, phở,
miến, cơm tấm… Cà phê cũng là một trong
những nét đặc trưng mang phong vị Sài thành.
Chỉ một góc đường, góc ngã tư hay bên hông
một tòa cao ốc cũng làm nên một quán cà phê cóc
đậm chất Sài thành.
Sau cuộc hành trình khám phá ẩm thực đường
phố tại TP.HCM, tác giả David Farley đã chia sẻ
những trải nghiệm của mình trên tờ New York Time
như sau: “Khi vừa đặt chân đến TP.HCM - một thành
phố lớn của Việt Nam, điều làm tôi ấn tượng không
phải bởi vẻ đẹp mĩ quan mà chính bởi sức sống náo
nhiệt và nền ẩm thực tuyệt vời nơi đây”. Miêu tả về
vẻ đẹp của món ăn đường phố tại TP.HCM, phóng
viên của CNN viết: “Ngồi trên chiếc ghế nhựa ở vỉa
hè, bên bát phở nóng khói nghi ngút, ngắm nhìn xe
cộ náo nhiệt qua lại trên đường - thế là tuyệt vời cho
một buổi chiều tại TP. Hồ Chí Minh”.
Nhiều người thừa nhận, ăn vặt là một cái thú. Đi
ăn vặt, người ta không phân biệt địa vị xã hội hay
giàu nghèo, không phải cố tỏ ra kiểu cách, cứ thoải
mái hòa vào thành phố và cảm nhận nhịp sống hối
hả nơi đây.
TP. HCM là thành phố duy nhất của Việt
Nam lọt vào top 23 địa điểm có món ăn
đường phố ngon nhất thế giới 2016 do CNN
bình chọn. Ẩm thực đường phố đã tạo nên
một nét văn hóa rất riêng, nhộn nhịp,
phong phú, có sựphatrộn giữanhiềuvùng
miền, nhiềuquốcgiakhácnhaunhưngvẫn
tạo nên sự hài hòa và độc đáo.
Nét quyến rũ
của
Ca phê cóc, đặc trưng
của người Sài Gòn
văn hóa Sài thành
Cơm tấm Sài Gòn
Thu Trang
www.nhuatienphong.vn www.nhuatienphong.vnMiền Bắc
: 222 Mạc Đăng Doanh, Hưng Đạo, Dương Kinh, Hải Phòng
Miền Nam
: Lô C2, KCN Đồng An II, Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Miền Trung
: Lô C, KCN Nam Cấm, Nghi Xá, Nghi Lộc, Nghệ An
Lào:
Vientiane IZ, Ban Khoksaat, Saythany District, Vientiane Capital, Lao P.D.R
Xuân Đinh Dậu 2017