Xuân Đinh Dậu 2017
110
N
gười ta bảo rằng, huyệt đản
trung chủ về tình cảm. Chính
nó kiểm soát tình cảm của
con người.
Chứ không phải trái tim sao?
…Phương dò dẫm về đến ngõ, thấy
mờ mờ trước mặt chiếc xe hơi màu
đen bóng, một dáng áo đỏ thon gọn
mềm mại đang tựa lưng vào mũi xe.
“Anh chưa phẫu thuật mắt à? Sao
không làm cho sớm, kẻo mà…”
“Kẻo mà mù phải không?” -
Phương nghĩ thế, nhưng không đáp lại
My, trong lòng anh đang rộn ràng
một niềm vui nho nhỏ. My về, nghĩa là
thằng Bơ cũng về. Mà nó đâu, sao
không ra chào đón anh, như một
người bạn cũ lâu ngày không gặp?
Hay nó đã quên anh rồi?
…Phương thận trọng len vào giữa
những khoảng cát không có cỏ gai để
lần theo vết chân của con chó Phèn.
Đơn giản là con Phèn ở đâu thì thằng
Bơ ở đó. Khi Bơ xuất hiện, con Phèn
lập tức nhận ra đó là người bạn thân
thiết mà nó sẽ gắn bó lâu dài.
Phương không biết chó nghĩ gì,
nhưng chỉ nhìn ánh mắt đen lấp lánh
của nó hướng về phía thằng Bơ là
anh có thể nhận thấy điều nó nghĩ.
Đối với loài chó, Phèn có đôi mắt
tuyệt đẹp, đen và sáng long lanh, thứ
mà nó dùng làm ngôn ngữ giao tiếp
chính với loài người.
Khi chưa có Bơ, Phèn vẫn cùng
Phương đi dạo trên bãi cát mỗi buổi
sáng, tìm kiếm và đào bới những con
ốc mỡ rất hồn nhiên để lộ mình trên
cát. Ven bãi biển làng Phương không
nhiều ốc mỡ, nhưng khi chúng đã xuất
hiện là rất đáng để thưởng thức. Buổi
sáng sớm, thủy triều rút, biển xuống
sâu mãi tận dưới kia, trên bãi cát
phẳng nổi lên những đụn nhỏ to cỡ
vốc tay, ấy chính là một chú ốc mỡ
đang nằm trong cát. Chỉ cần dùng tay
bới nhẹ, nhặt con ốc vào trong xô,
một giờ buổi sáng có thể đầy xô. Sau
khi nhặt ốc mỡ trên cát, Phương và
con Phèn lại dắt nhau ra bờ kè bắt ốc
mặt trăng. Buổi sáng, ốc mặt trăng bò
lên bám vào những tấm bê tông lớn ở
bờ kè, người ta chỉ việc phát hiện và
tóm lấy chúng. Bắt ốc mặt trăng
không phải là sở trường của Phèn,
nên nó chỉ đứng trên bờ đợi chủ ném
ốc lên, nó đón lấy và công vào xô.
Khi con Phèn thành thạo thao tác
bắt ốc mỡ trên cát, Phương có nhiều
thời gian rảnh để ngắm biển hơn. Anh
thích đi bộ ra bến tàu, nơi những con
tàu đánh cá làng anh đang nằm
nghiêng nghe sóng vỗ. Bãi cát trên
bến tàu là thế giới của những con bối
bối. Chúng là một loài cua nhỏ đào
hang trong cát, nhỏ xíu, nhưng hai cái
càng của chúng lại to bất thường. Khi
mặt đất tĩnh lặng, cả làng bối bối kéo
nhau ra cửa hang và giơ hai cái càng
trắng xóa vẫy qua vẫy lại trong
không khí. Phương chưa bao giờ bắt
được một con bối bối, vì chưa khi nào
anh lại gần chúng được. Chỉ cần một
tiếng động nhẹ không phải của sóng
và gió là bối bối chui tọt vào hang.
Phương cũng không biết động tác
khua càng như chào hỏi ấy có nghĩa
gì và có ích gì cho cuộc đời bối bối,
nhưng Phương thấy buồn lắm. Cả một
bãi cát dài với những con bối bối khua
những chiếc càng màu trắng, hệt như
cái vẫy tay tạm biệt. Mà những cuộc
chia li mới buồn làm sao.
Con Phèn cũng chưa khi nào tóm
được một con bối bối, và nó cũng
thường giữ im lặng bên chủ để ngắm
làng bối bối đứng ngoài cửa hang vẫy
chào sóng gió. Phèn là con chó My
tặng Phương trước khi rời làng đi miền
Nam. Cả ngôi làng này đâu chỉ có
My đi. Ai cũng đi cả, người này dắt
theo người kia, họ cứ biền biệt và chỉ
về làng vào mấy ngày áp Tết, lại ra đi
khi không khí mùa xuân còn chưa kịp
loãng phai. Nói cách khác, bây giờ
làng không còn thanh niên, chỉ người
già và trẻ nhỏ. Những đứa trẻ đang
lớn lên để rời làng đi, chỉ ít ỏi những
người đàn ông trung tuổi còn bám
biển và những cụ ông, cụ bà lặng lẽ
vun vén cho những mái nhà nhỏ nằm
chênh chao bên bờ biển, khi mà
những rừng phi lao mỗi năm lại bị
sóng gặm mòn từng trảng lớn.
Thằng Bơ là con trai của My. Năm
năm trước My mang nó về làng, rồi
bỏ lại. Thằng bé thừa hưởng nét đẹp
của cha nó, Phương nghĩ thế. Chỉ có
một điều, nó không bao giờ cười.
…Bờ cát toàn dấu chân của Phèn.
Khi đã hoàn thành việc tìm ốc mỡ mỗi
sáng, Phèn tự cho phép mình lang
thang trên bãi cát, tìm những đồ chơi
nó yêu thích tha về. Sáng nào nó
cũng tìm được ít nhất một món đồ mà
sóng mang từ khơi xa đến, thường là
những chiếc bóng đèn thủy tinh.
Phương không hiểu bóng đèn từ đâu
mà nhiều thế, con Phèn tha về để cả
đống bên bờ giậu phi lao. Nó đem về
tặng Bơ, mà Bơ thì tin rằng nó sẽ
khiến những bóng đèn kia thắp sáng
trở lại, Khi đó, nó sẽ chữa lành cho
Phương đôi mắt. Bơ đã theo nhà nội
rời làng chài từ lâu, mà con Phèn vẫn
ngày ngày đi tìm quà về để đó,
ngóng chờ.
Hồi ấy, Tết nào về làng My cũng
đến gặp Phương. Thấy bảo Phương
luôn cho thằng bé đi theo mỗi buổi
sáng, thấy bảo con Phèn thân với
thằng bé lắm. Thấy bảo mối quan hệ
lạ lùng của cả ba người như được sắp
xếp từ tiền kiếp. Rồi My bảo, nếu
Phương rời làng, đi với My vào trong
Nam, thì có thể bây giờ Phương là
cha đẻ của thằng Bơ, thì đã không có
những cuộc chia li mỗi kì xuân đến.
Nhưng Phương làm sao là cha đẻ
của thằng Bơ được, Phương cũng
không thể rời làng. Đôi mắt anh mỗi
ngày một mờ đi, khoảng cách giữa
anh và vạn vật mỗi ngày một xa dần.
Làm sao anh theo My vào Nam để
thành gánh nặng cho cô được. Người
ta nói căn bệnh anh đang mang sẽ có
ngày khiến anh mù vĩnh viễn.
Phương đã chuẩn bị cho điều đó từ
lâu rồi. Nên khi My mang một đứa trẻ
bốn tuổi về làng, anh không thấy hờn
ghen, giận dỗi. Anh có cảm giác như
đó là một món quà lớn mà My sẽ
dành tặng anh, như trước khi đi My
đã tặng anh con Phèn. Vì thế, ngày
nào anh cũng sang nhà hàng xóm
đón thằng Bơ đi chơi. Anh cho nó
theo anh ra bãi biển. Mắt kém, anh
không thể theo thuyền ra khơi đánh
cá, nhưng anh sẽ dạy nó biết cách
ngắm bình minh biển như thế nào.
Mỗi khi một mẻ lưới được kéo lên bờ,
anh cảm nhận trong đôi mắt thằng Bơ
một niềm háo hức, vui mừng. Nó
nhanh nhẹn, xăm xắn giúp các bác
chài gỡ cá ra khỏi lưới, thận trọng đặt
những món quà của biển vào chiếc rổ
lớn, thích thú ngắm những con sứa lớn
trong suốt hay những con sao biển
như những ngôi sao năm cánh trên
bầu trời đêm mải ngắm mình trong
mắt biển mà rớt xuống. Những lúc
đó, anh tin là khóe miệng xinh xinh
của nó sẽ nở một nụ cười. Nhưng nó
không bao giờ cười. Nó biểu hiện
Truyện ngắn của
PHẠM THANH THÚY
PHÍA TÂY
LÀ BIỂN
Nguồn ảnh: YouTube