Tản văn của:
Hương Thị
ngày xuân
cành đào
C
ành đào xứ Bắc cũng
giống như cây mai phương
Nam, như cây thông Giáng
sinh các nước. Cứ phải có
đào mới đúng là Tết. Những năm tôi
thơ bé, “phong trào” trưng quất Tết
chưa lan từ Hà Nội về tới các tỉnh nên
ngày Tết chỉ có hoa đào, một bình
hoa tươi khác gồm thược dược đủ
màu, cúc vàng, violet tím. Tuy không
tạo nên thế đối xứng về chiều cao,
tầm vóc nhưng chính vì thế cành đào
trở thành trung tâm của cả cái Tết.
Quê tôi miền trung du, thị trấn trải
dài quanh co dựa lưng vào núi. Trong
núi là các làng người dân tộc. Đất
vườn, đất đồi rộng mênh mông, nhà
nào cũng trồng dăm ba cây đào,
chẳng hẳn để ngắm cảnh, để ăn quả,
cũng chẳng hẳn để cuối năm đi bán.
Vì họ không bán riêng đào. Bao giờ
cũng thế, đào chỉ là thứ kèm theo, khi
thì buộc ngang gác-ba-ga xe đạp,
khi thì bó dọc cùng gánh củi, gánh lá
dong, lúc lại cắm trên xe cải tiến chở
rau lang cho lợn, lúc thì tùng tằng
trên quang gánh đựng ít đỗ, ít lạc.
Sáng sáng, mắt còn cay dèm, ngồi
chầu hẫu trước cửa nhà trong cái rét
cắt da thịt, ngắm những cành đào
lướt qua tôi cứ xuýt xoa hết giục mẹ,
giục bà, mua cành này, chọn cành
khác, rồi lại tiếc rẻ khi ai đó nhanh
tay mua mất.
Đào ta, thứ đào
phai mọc gần núi,
sống giữa những
dương xỉ, chè
xanh, dây leo
rừng đủ loại, dù
năm nào cũng
chặt cành nhưng
cành mới lên vẫn
mốc thếch địa y.
Cành đào nhỏ, mảnh
mai, bố mang vào tận
bếp, hối thúc chị hai đốt lá mít,
lá tre sao cho lửa đều, không được
cháy đùng đùng kẻo khói táp vào làm
sém hoa. Cành to, anh cả phải đích
thân ra tay, cầm nắm đóm lửa to
mang ra giữa sân để châm lửa đốt
gốc. Cái lọ cắm hoa đào cũng phải
kén người rửa. Lũ chúng tôi bé tí, nhiệt
tình có thừa nhưng hậu đậu không
thiếu thì phải tránh xa. Có năm chị hai
đã rửa lọ để một góc, khi cành đào
vừa được đốt gốc xong, tôi le te chạy
ra bê, chân vấp phải thanh gộc tre,
ngã lăn quay, chiếc lọ vỡ tan. Tôi vừa
sợ vừa đau, khóc òa lên. Anh cả, chị
hai thì mắng mỏ thậm tệ, đay nghiến
tôi như kẻ phá hoại. Bố thì chẳng nói
câu nào, còn mẹ tôi thì đành ngậm
ngùi đi mua chiếc lọ mới...
Sáng nào, tôi cũng dậy chạy ra
đếm xem có bao nhiêu nụ sẽ nở trong
ngày. Đếm đi, đếm lại khiến chị tôi sốt
ruột, bảo: “Mày đếm ít thôi, đừng có
chỉ tay vào nụ, nó rụng mất. Đếm
nhiều nó nở hết, lấy đâu ra hoa mà
chơi Tết”. Thế là tôi không dám chỉ tay
vào từng nụ nữa, nhưng như thế thì
cứ đếm lẫn lộn hết cả. Có năm đào
nở sớm, trên cành đã lác đác vài quả
non, phơn phớt lông tơ, trông rất
thích mắt. Bố tôi bảo, cắm cành đào
này, nhất định năm nay nhà mình sẽ
có nhiều lộc. Chúng tôi cũng mong
thế. Nhiều lộc, với trẻ con là bố mẹ
có tiền, Tết đến được mua quần áo
mới, được thỏa thích ăn thịt gà, giò,
nem, nhiều loại bánh trái và kẹo.
Thỉnh thoảng xin tiền mua quả bóng
bay thổi căng lên chơi trò đánh
bóng, chuyền qua chuyền lại, thế là
mãn nguyện.
Có năm, thiên hạ đã xôn xao sắm
Tết rồi mà cả nhà còn phải trông chờ
vào những đồng tiền tạm ứng còm cõi
của mẹ. Ngày nào đi làm về gương
mặt mẹ cũng sắt seo lại, vì rét, vì chưa
có tiền. Mãi đến 27 Tết, chúng tôi học
xong buổi học cuối cùng, mẹ cũng đi
làm ngày cuối cùng về thấy cả lũ ra
cổng ngóng, mẹ không giấu nổi
nghẹn ngào, khẽ nói, run run: “Mẹ
lấy được tiền rồi các con ạ”.
Chỉ cần nghe thấy thế là
tôi nhảy chân sáo đi
chơi, trong lòng cờ
hoa như đang nở rộ.
Đấy là lúc cả bố,
mẹ, bà và các anh
chị chụm đầu bàn
bạc. Một nửa tháng
lương tạm ứng của
mẹ là cả một bài toán
khó cho Tết. Thôi thì con
gà mái duy nhất sẽ bị
mang ra thịt, ra Giêng mang
trứng sang nhờ gà hàng xóm ấp,
được con nào gây giống con ấy sau.
Con lợn mới nuôi được hai tháng,
được độ hơn chục cân, chẳng to hơn
con chó là bao nhiêu, cứ mang ra thịt
đã. Các anh chị thống nhất không đòi
áo mới, dép cũng không có, mang ra
hàn lại, vẫn đi tốt, chỉ cần cẩn thận
hơn là được. Chỉ có tôi không được
hỏi ý kiến gì thì lại có một đôi dép
mới. Giá đôi dép bằng một cành đào
con, nhưng nếu có được hỏi thì chắc
chắn tôi sẽ chọn đôi dép chứ không
phải cành đào.
Đến chiều 29 Tết, khi cỗ bàn Tất
niên đã xong, diễn đôi dép đi khắp
xóm để khoe, nhìn những nhà hàng
xóm tưng bừng cành đào treo đèn
106
nhấp nháy và những quả bóng bay
xanh đỏ tôi mới nhớ ra nhà mình
không có đào. Tôi nằng nặc đòi mẹ.
Tôi khóc lăn ra ăn vạ dù
đã tắm rửa sạch sẽ
từ chiều. Sẩm tối
rồi, kiếm đâu ra
đào bây giờ?
Cả nhà ái ngại
nhìn nhau.
Không chừng
tôi khóc qua
Giao thừa thì
dông. Bỗng chị
tôi nảy ra một ý.
Chị bảo anh soi đèn
pin ra góc vườn, nhổ lên
cành đào từ năm ngoái cắm ở đó.
Cành đào ấy ra Giêng hoa lá xum
xuê tươi tốt, tôi cứ đinh ninh trồng
xuống nó sẽ sống thành cây nên bắt
bố cắm ở đó rồi quên bẵng đi. May
là chưa bị cho vào đun nồi bánh
chưng. Cành đào khô khỏng, đã rụng
nhiều nhánh nhỏ nhưng vẫn ra dáng
một cành đào. Chị tôi mang giấy màu
làm thủ công ra, cầm kéo cắt tỉa một
hồi. Chị vốn khéo tay. Anh cả tôi vụng
về nhưng cũng vẫn có nhiệm vụ
mang lọ hồ dán ra ngồi
chắp dán. Gần đến
Giao thừa thì nhà tôi
đã có một “cành
đào” đủ hoa đỏ
lá xanh...
Từ đấy, những
cành đào sau xuân
thường được phơi khô
cẩn thận phòng năm
sau thiếu thốn. Cứ gần Tết
là chị tôi lại lo tích cóp giấy
màu, cả giấy trang kim. Chị chẳng
mong được trổ tài khéo tay lần nào
nữa, cũng may, nhà tôi chẳng bao
giờ phải trưng cành đào chưa từng có
ấy một lần nữa. Thế cũng đủ để thấy,
những cánh đào hồng phớt rụng rơi
trên nền nhà hay cành đào vẫn hồng
rực góc sân lúc ra Giêng là quý đến
mức nào.
Xuân Đinh Dậu 2017