Previous Page  6 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 6 / 92 Next Page
Page Background

6

N

hớ lại, 50 năm trước, chương

trình truyền hình đầu tiên phát

sóng ngày 7/9/1970 được tổ chức

trong phòng thu nhạc của Đài Tiếng nói

Việt Nam ở 58 phố Quán Sứ, Hà Nội.

Khi ấy, cán bộ Đài cùng các quan khách

ngồi xem chiếc máy thu hình duy nhất

đặt trên chiếc bàn cao, còn các kĩ thuật

viên, phát thanh viên, biên tập viên... thì

làm việc ngay bên cạnh với một chiếc mô-

ni-tơ (máy thu kiểm tra) duy nhất. Lúc đó,

cả người thực hiện chương trình và người

xem chỉ có một ước mơ cháy bỏng là thấy

được hình và nghe được tiếng qua chiếc

máy thu trước mặt. May mắn sao, suốt hai

giờ đồng hồ, chương trình đã diễn ra suôn

sẻ và người xem được thỏa mãn tiếp nhận

một phương tiện báo chí mới.

Thực ra, nước ta đã làm truyền hình từ

trước đó hai năm với quyết định của chính

phủ do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị kí

ngày 4/1/1968 thành lập Xưởng phim Vô

tuyến truyền hình trực thuộc Tổng cục

Thông tin. Với đội ngũ cán bộ được đào

tạo chuyên nghiệp, Xưởng phim Vô tuyến

Truyền hình đã sản xuất nhiều tin tức,

phóng sự, phim tài liệu bằng chất liệu phim

nhựa 16 li, chủ yếu để gửi ra các đài truyền

hình nước ngoài, chưa đến được người

xem trong nước. Khi ấy, truyền hình còn là

mơ ước của người dân Việt Nam. Theo hồi

ức của nhà báo Hoàng Tùng, nguyên Tổng

Biên tập báo Nhân Dân, nguyên Trưởng

ban Tuyên huấn Trung ương, thì vào những

năm 60 của thế kỉ trước, mỗi lần đi công tác

nước ngoài, được xem truyền hình của các

nước bạn, Bác Hồ thường nhắc nhở cán

bộ ta chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng

ngành truyền hình. Vào năm 1968 ấy, trong

một lần tiếp khách quốc tế, Bác Hồ rút một

bông hồng trên bàn trao cho nhà quay phim

Phan Thế Hùng và hỏi: “Bao giờ các chú

cho nhân dân ta được xem truyền hình?”

Bác Hồ hỏi như vậy vì nếu chỉ làm phim

gửi ra nước ngoài thì chưa đủ, đã là truyền

Nửa thế kỉ

VTV ĐỒNG HÀNH CÙNG ĐẤT NƯỚC

ĐẾN ĐẦU THÁNG 9 NÀY, TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÃ TRẢI QUA 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT

TRIỂN, CŨNG LÀ 50 NĂM DÂN TA LÀM QUEN VÀ GẮN BÓ VỚI MÀN ẢNH NHỎ NHƯ MỘT

PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐỜI SỐNG. CÙNG VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC, VTV NGÀY CÀNG HIỆN ĐẠI HÓA, CHUYÊN NGHIỆP HÓA, THỰC

SỰ LÀ MỘT ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA HÀNG ĐẦU KHU VỰC VỀ NHIỀU MẶT, HƯỚNG TỚI TRỞ

THÀNH MỘT ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA CÓ UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI.

Bác Hồ tặng hoa cho các nhà báo và hỏi phóng viên xưởng phim vô tuyến truyền hình

Phan Thế Hùng: “Bao giờ các chú cho dân ta được xem truyền hình?” năm 1968

NĂM

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM