Table of Contents Table of Contents
Previous Page  11 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 11 / 64 Next Page
Page Background

11

các nghệ sĩ chia sẻ về vai diễn của

mình, về những thông điệp họ muốn

truyền tải đến người xem… khiến bộ

phim trở nên sống động, gần gũi và dễ

dàng đồng cảm hơn. Cho Na Eun, nhà

sản xuất của

I Don’t Wanna Work

cho

biết, cô đã mất rất nhiều thời gian theo

dõi, nghiên cứu, tìm tòi ở các văn phòng

làm việc, cũng như ở nhiều kênh thông

tin khác nhau để kể một câu chuyện

chân thật hết mức có thể. “Chúng tôi

thậm chí còn gặp cả những luật sư

chuyên trách về luật lao động để nhờ

tư vấn, truy cập vào ứng dụng

Blind

,

nơi các nhân viên văn phòng chia sẻ

thông tin… nhằm tái hiện lại những câu

chuyện nơi công sở. Chúng tôi muốn

người xem cảm thấy họ hoàn toàn

không đơn độc trong việc đối mặt với

những khó khăn tại nơi làm việc”, Cho

Na Eun nhấn mạnh.

Đài MBC cũng vừa cho ra mắt

chương trình truyền hình thực tế

Where

Is My Home

(Nhà của tôi ở đâu) với

mục đích giúp người xem tìm được một

căn nhà phù hợp giữa thị trường bất

động sản vô cùng đắt đỏ ở Seoul. Nếu

như các chương trình truyền hình thực

tế về nhà đất trước đây chỉ tập trung

vào việc sửa chữa, nâng cấp nhà cửa thì

Where Is My Home

giải quyết vấn đề

về nhà ở cho những người có thu nhập

thấp. Ở mỗi tập, hai MC là Park Na Rae,

Kim Sook sẽ cùng với một vài người nổi

tiếng khác đi khắp các hang cùng ngõ

hẻm ở Seoul để tìm được một chỗ ở phù

hợp với tiêu chí và số tiền mà vị khán

giả được lựa chọn, yêu cầu. Cuối chương

trình, khán giả cũng sẽ được hỗ trợ một

phần kinh phí cho việc chuyển nhà.

Giống như

I Don’t Wanna Work ,

Where Is My Home

cũng thể hiện sự

đồng cảm và chia sẻ với những áp lực

về kinh tế mà không ít người dân Hàn

Quốc đang phải đối mặt. Trong những

tập lên sóng gần đây, các ngôi sao thậm

chí phải tìm đến những căn phòng ở

tầng hầm hay ở ngoại ô để phù hợp với

túi tiền của khách hàng. Thực trạng này

dường như đang ngày càng phổ biến,

đặc biệt là với sinh viên mới ra trường

và các nhân viên trẻ. Giám đốc sản

xuất Lee Yoon Hwa cho biết, cô đã có

ý tưởng cho chương trình dựa trên kinh

nghiệm tìm nhà thuê của bản thân.

“Ban đầu chúng tôi khá lo lắng, không

biết người xem có hứng thú với việc săn

tìm nhà cho thuê hay không. Nhưng

thật may, phản hồi của khán giả vượt

quá mong đợi của ekip. Có lẽ vì chương

trình đã mang đến những thông tin cần

thiết, xác thực về thị trường bất động

sản hiện nay, đáp ứng được nhu cầu cấp

thiết của đông đảo khán giả”, Lee Yoon

Hwa cho biết.

Chiến lược thu hút người xem bằng

việc giải quyết những áp lực mà họ phải

đối mặt trong cuộc sống hàng ngày không

phải là một chiêu thức mới. Rất nhiều

chương trình truyền hình thực tế đình

đám của Hàn Quốc đã lấy cuộc sống mưu

sinh vất vả của những con người bình

thường làm trung tâm thay vì cuộc sống

xa hoa của người nổi tiếng. Trong chương

trình

Baek Jong Won’s Alley Restaurant

(Nhà hàng của Baek Jong Won) phát sóng

trên Đài SBS, đầu bếp nổi tiếng Baek Jong

Won đã đến các nhà hàng bình dân đang

trong tình trạng vắng khách, giúp họ cải

thiện thực đơn, thu hút khách hàng. Điều

này được xem là cực kì thiết thực với

khán giả Hàn Quốc, nơi trung bình mỗi

ngày có khoảng 3.000 nhà hàng được mở

mới và hơn 2.000 nhà hàng phải đóng

cửa vì thua lỗ.

Let’s Eat Dinner Together

(Hãy ăn

tối cùng nhau) chương trình đang dẫn

đầu về tỉ suất người xem trên Đài JtBC

do MC Kang Ho Dong và Lee Kyung Kyu

dẫn dắt cũng được thực hiện theo công

thức này. Chương trình yêu cầu hai MC

và khách mời phải đi lòng vòng quanh

thành phố, gõ cửa một ngôi nhà bất kì,

thuyết phục chủ nhà cho vào ăn tối và

cùng trò chuyện. Rất nhiều câu chuyện

cảm động đã được chia sẻ trên bàn ăn.

Qua đó khán giả hiểu được cuộc sống

và những khó khăn thường nhật của

những người dân bình thường.

Các chuyên gia cho rằng, khán

giả đã nhàm chán với việc khám phá

cuộc sống xa hoa nhưng “không thật”

của người nổi tiếng và đang khao khát

những câu chuyện về cuộc sống của

chính mình. Đó là lí do tại sao những

chương trình như

I Don’t Wanna Work

hay

Where Is My Home

tạo được sức

hút lớn đến như vậy. “Khán giả ủng hộ

và đồng cảm được với các chương trình

này vì nó được thực hiện dựa trên niềm

vui, nỗi buồn, sự lo lắng của những con

người bình thường” nhà phê bình văn

hoá Jung Duk Huyn đúc kết.

BẢO ANH

(Theo koreajoongangdaily)

I Don’t Wana Work -

bộ phim như đang nói hộ nỗi lòng cùa hàng triệu người lao động ở Hàn Quốc