39
chúng tôi, bao gạo hỗ trợ còn tới 2/3,
trong khi lúa của vụ trước vẫn còn. Cái
đói không còn ở xã vùng cao này đã
khiến những bậc già làng trong bản như
ông Thao Văn Lênh gặp khách là cứ giữ
ở lại để hàn huyên, chia sẻ.
Rời Pù Nhi, chúng tôi lại tiếp tục
hành trình lên các xã biên giới, cách
huyện 30km. Nơi đây đang là “điểm nóng”
với chuyện phụ nữ lấy chồng người Lào.
Ở bản Cang, xã Mường Chanh, có gia đình
như nhà bà Vi Thị Nanh có ba con gái thì
cả ba đều sang Lào lấy chồng. Bà Nanh
cho biết, cô nào sang Lào cũng lấy được
chồng tốt nên cô nọ mách cô kia rủ nhau đi.
Bản Cang hiện có tới 30 cô gái lấy chồng
người Lào.
Chuyện chúng tôi muốn đề cập là vấn
đề pháp lí. Để có thể đăng kí kết hôn
với người nước ngoài, người dân phải
lên tỉnh, lên Bộ Ngoại giao. Đây là lí do
khiến cho hàng trăm cuộc hôn nhân ở
đây, sau 15 - 20 năm vẫn không hề có
giấy hôn thú. Danh sách này càng ngày
càng dài nhưng chuyện làm đăng kí kết
hôn ở các xã vùng cao, biên giới như
Quang Chiểu, Mường Chanh, Tén Tằn,
Nhi Sơn, Pù Nhi... vẫn vướng. Hiện cả
huyện có 255 người sang Lào lấy chồng,
19 hộ với 32 nhân khẩu di cư tự do sang
Lào mà không làm được giấy tờ kết hôn.
Ông Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng dân tộc
huyện Mường Lát cho biết: “Hiện các
cấp chính quyền đang tiến hành kiểm tra,
rà soát toàn bộ. Đối với những trường
hợp kết hôn từ 2015 trở về trước, sẽ tạo
mọi điều kiện làm thủ tục kết hôn, nhập
quốc tịch để đảm bảo những quyền lợi
hợp pháp nhất. Còn những trường hợp từ
2016 thì nhất định phải có giấy kết hôn.
Tuy nhiên, về lâu dài, vẫn nên có một cơ
chế đặc thù cho các xã biên giới”.
Những ngày cuối ở Mường Lát,
chúng tôi đến bản Hua Pù. Đường vào
bản là một con đường đất rộng khoảng
40 - 50 xăng ti mét. Một bên là núi, một
bên là vực sâu, có đoạn dốc đứng. Ngồi
sau xe máy, chúng tôi đều chung trạng
thái… khiếp vía, trong khi anh lái xe
luôn miệng nói: “Không sao đâu, quen
rồi mà …”. Vào đến bản, nhân vật cần
gặp là ông Chá Văn Sống đang đi rừng
PV Bích Ngọc, Anh Thư cùng
các em bé vùng cao
Ông Sống (bìa trái) - người đã tự
cai thưốc phiện bằng cách làm đường
PV Anh Thư, Bích Ngọc và
quay phim Thanh Long ở bản Hua Pù
nên chúng tôi phải chờ
20 phút để bí thư bản bắc
loa lên gọi.
Câu chuyện đời của
ông Sống đã thuyết phục
chúng tôi phải gặp bằng
được con người này. Từ
năm 15 tuổi, ông Sống bị
nghiện do bố dùng thuốc
phiện để chữa bệnh.
Hơn 40 năm vật vã trong
những cơn nghiện, nhìn
thấy bạn bè cùng lứa chết vì thuốc, ông
Sống đã quyết định cai nghiện và làm
lại cuộc đời mình bằng cách phá núi, mở
đường. Ông tự đặt ra “luật” cho mình:
sáng vác cuốc, xẻng lên núi và trở về nhà
khi mặt trời lặn. Ông kể:
“Nhiều hôm
đang đào núi, cơn thèm thuốc lại lên, ta
như người bị điên ấy. Có lúc, phải vứt hết
cuốc, xẻng chạy khắp rừng như một con
thú. Mấy ngày đầu, không chịu nổi, ta
phải tự lấy đá đập vào tay cho chảy máu
để cơn đau nó át đi cơn thèm thuốc…”.
Sau hai tháng, ông Sống không những
cai nghiện thành công mà còn làm được
1,5km đường nối từ bản Hua Pù sang
bản Cá Nọi cũng chính là con đường để
chúng tôi đi vào bản.
Hành trình Mường Lát với những câu
chuyện, những con người chân thực, sống
động đã để lại thật nhiều ấn tượng trong
mỗi chúng tôi. Mảnh đất của dòng sông
Mã hùng vĩ đã không còn đói, không còn
ma túy và đang vươn đến ánh sáng của
bình yên, hạnh phúc.
Nguyên Trang
(Ghi)