41
“con gà và quả trứng” tiếp tục được nhắc
tới trong trường hợp này. Khi nguồn thu
giảm, chi phí sản xuất chương trình bị thu
hẹp sẽ kéo theo chất lượng chương trình
đi xuống, dẫn đến truyền hình thêm kém
cạnh tranh với các đối thủ trực tuyến.
Hợp tác trong cạnh tranh
Hiện nay, Live video đang trở thành
ưu tiên hành đầu của Facebook. Vừa qua,
Mark Zuckerberg thông báo với thái độ
hết sức khả quan rằng, ước tính có khoảng
500 triệu người xem video trên Facebook
mỗi ngày, khoảng 100 triệu giờ Live video
được theo dõi hàng ngày qua Facebook.
Zuckerberg từng chia sẻ trên Facebook:
“Live video là một bước chuyển lớn trong
việc mở rộng kết nối, nó sẽ tạo ra những
cơ hội để mọi người xích lại gần nhau
hơn”. Không thể phủ nhận sự phát triển
như vũ bão của Live video, song ở thời
điểm hiện tại, việc Facebook “giết chết”
truyền hình là điều khó có thể xảy ra. Dẫu
vậy, việc chiến thắng một đối thủ đang
chiếm lợi thế vẫn là bài toán đầy nan giải
của truyền hình.
Mạng xã hội ngày càng được ưu
ái. Bằng chứng là, cách đây không lâu,
Twitter vừa bất ngờ giành quyền phát
sóng trực tiếp 10 trận bóng bầu dục nhà
nghề Mỹ NFL trong mùa giải 2016 vào
tối thứ Năm hàng tuần với số tiền 10
triệu USD. Toàn bộ thời lượng trận đấu
sẽ được phát trên Twitter để người dùng
có thể vừa theo dõi, vừa bình luận. Các
trang web khác cũng có thể “nhúng” lại
trận đấu đang phát từ Twitter. Việc NFL
bắt tay với Twitter nhằm mục đích mở
rộng khả năng phân phối giải đấu này đến
Chương trình Rise: The Promise Of My Brother’s Keeper
Twitter được phát sóng trực tiếp 10 trận bóng
bầu dục nhà nghề Mỹ NFL
Chương trình Today, giúp người xem tương tác
trực tiếp với chương trình qua Facebook Live
nhiều nền tảng, phương tiện truyền thông
khác nhau, trong đó có mạng xã hội. Nếu
như trước đây, Yahoo từng trả 17 triệu
USD để phát sóng trực tiếp trận đấu ở
London, CBS Corp. và Comcast Corp.
của NBC cũng phải móc hầu bao lên đến
45 triệu USD cho mỗi trận đấu mùa giải
2016 và 2017 thì 10 triệu USD là con số
quá ưu đãi cho một đối tác mạng xã hội
như Twitter. Một câu chuyện khác nữa là
tờ báo điện tử Huffington Post đã từ lâu
không còn chú trọng đến kênh trực tuyến
của mình là HuffPost Live, mà thay vào
đó là sử dụng Facebook Live.
Mùa hè năm ngoái, lần đầu tiên, hãng
Discovery Communication phát sóng một
chương trình trên mạng xã hội Facebook
trước khi phát chính thức trên kênh
Discovery Channel. Chương trình mang
tên
Rise: The Promise of My Brother’s
Keeper
(Sự trỗi dậy: Lời hứa của người
trông giữ anh trai tôi) nói về quá trình
kiểm tra một chính sách về cộng đồng
người da màu của Tổng thống Barack
Obama, được thử nghiệm trên Facebook
trước tiên, với độ dài 47 phút mà không
có quảng cáo kèm theo, bắt đầu từ ngày
19/6 - 21/6/2015, sau đó mới được phát
trên kênh Discovery Channel, OWN và
hệ thống kênh phân phối của tập đoàn
Discovery vào ngày 21/6. Động thái
này nằm trong chiến lược tiếp cận nhiều
phương thức xem truyền hình khác nhau
cũng như tăng cường tính tương tác với
khán giả của hãng Discovery.
Cuối tháng 3 vừa qua,
Today
-
talkshow nổi tiếng của Đài NBC, cũng trở
thành chương trình thử nghiệm của đài
truyền hình lớn hàng đầu nước Mỹ trong
việc tiếp cận thế giới trực tuyến. Theo đó,
chương trình
Today
sẽ giúp người xem
tương tác trực tiếp với người dẫn chương
trình và khách mời thông qua tính năng
Facebook Live.
Trong kinh tế, có một câu nói:
“
Cạnh
tranh là hợp tác chứ không phải đối đầu”.
Dường như, ngày càng nhiều đài truyền
hình rất thấu hiểu triết lí kinh doanh này.
Sự phát triển và sức ảnh hưởng của mạng
xã hội có thể vì thế sẽ góp phần thúc đẩy
việc hình thành những xu hướng mới
trong ngành truyền hình.
An Khê