Previous Page  38 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 38 / 92 Next Page
Page Background

38

VTV

Nhật kí

phóngviên

M

en theo đường Hồ Chí

Minh, chúng tôi qua Bá

Thước để tới Lang

Chánh. Đoạn đầu, đường

khá tốt nhưng từ Ngọc Lặc thì bắt đầu

khó đi. Có những đoạn nảy xóc, đầu

chạm cả nóc xe khiến chúng tôi không

ngủ nổi. Bù lại, đây là đoạn đường đẹp

nhất trong cung đường dài 160km song

song cùng con sông Mã hùng vĩ về

Mường Lát. Mùa này, mưa thượng

nguồn đổ về khiến nước sông đỏ quạch,

nước cuộn dữ dằn như muốn kéo mọi

thứ đi cùng nó về xuôi…

Xuất phát từ 6h30 sáng nhưng tận 2h

chiều, tôi cùng BTV Ngọc Bích, quay

phim Thanh Long và kĩ thuật Sơn Tùng

mới tới trung tâm huyện. Đang là tháng

giáp hạt. Với các xã vùng cao, đói giáp

hạt vẫn là nỗi ám ảnh. Lũ trẻ đã nghỉ

hè, không khó để bắt gặp những em bé

không quần, không áo chơi quanh nhà.

Tôi hỏi một chị, mẹ của ba đứa con:

“Chúng không có quần áo phải không

chị?”. Chị lắc đầu nói: “Nó không chịu

mặc”. Tôi hỏi tiếp: “Chúng có bị đói

không?” Chị nói: “Không, cơm đủ ăn rồi.

Chúng chỉ thèm kẹo bánh thôi!”.

Hai năm nay, huyện Mường Lát

không còn phải xin gạo cứu đói lúc giáp

hạt là một thông tin khiến chúng tôi ngạc

nhiên. Ông Phạm Bá Điểm - Phó chủ

tịch UBND huyện chia sẻ: “Trước đây,

làm vụ chiêm, bà con cứ thấy mạ bị chết

rét, nghĩ ông trời không cho ăn, thế là

thôi không làm nữa. Nhưng khi được cán

bộ hướng dẫn cách che ni lông cho mạ

thì vụ chiêm đã trở lại. Làm thêm một

vụ lúa cũng có nghĩa là huyện có thêm

gần 2.000 tấn gạo mỗi năm. Cộng thêm

chương trình trồng rừng theo nghị định

522 của Chính phủ. Người trồng rừng

được hỗ trợ gạo liên tục trong 6 năm, đủ

chu kì có thể khai thác cây”.

Chuyện không còn phải cứu đói giáp

hạt có thể thấy rõ ở xã Pù Nhi. Chúng

tôi đến nhà anh Thao Văn Dế ở bản Pù

Ngùa. Con đường lên bản có những chỗ

phải đi bộ, điện cũng chưa có. Nhà anh

Dế có 5 khẩu, mỗi tháng được 50kg gạo

để trồng 1,5 ha rừng. Anh Dế khoe với

Ấn tượng Mường Lát

Mường Lát, Thanh Hóalà địadanh

từng đi vào bài thơ

Tây Tiến

của

Quang Dũng với cả sự hùng vĩ, hiểm

trở và thơ mộng. Lần đầu tiên đến

Mường Lát - vùng cao xa xôi nhất

củatỉnh Thanh Hóađã mang đến cho

phóngviênTháiAnhThư (BanThời sự)

cùng các đồng nghiệp thật nhiều ấn

tượng sâu sắc.

Vụ chiêm giúp người dân Mường Lát

thoát khỏi tình trạng thiếu đói khi giáp hạt