89
T
heo ông Vũ Văn Sáu, khi nhiều
hộ gia đình khác chủ yếu trồng
lúa thì gia đình ông là một trong
số không nhiều gia đình trồng rau củ quả
để phát triển kinh tế. Một vài năm trở lại
đây, câu chuyện thực phẩm bẩn, rau bẩn
tràn lan, nhiều nơi trồng, nhiều nguồn
cung cấp nên số lượng rau của gia đình
ông đưa ra thị trường cũng giảm. “Đứng
trước thực trạng ấy, tôi được các anh
chị phòng kinh tế của huyện Phúc Thọ
động viên và giúp đỡ nên cố gắng bám
nghề. Mấy năm trước, khi chủ trương áp
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp xuất hiện ở Phúc Thọ tôi háo hức
lắm. Khổ nỗi, bao năm nay gia đình chủ
yếu nuôi trồng thủ công, dựa vào thói
quen nên cũng chẳng có chút kiến thức gì
để áp dụng phương thức mới”, ông Sáu
chia sẻ.
Mấy tháng sau, ông cùng với năm
người nữa được lên ủy ban huyện để tiếp
cận với chủ trương áp dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp. Tiếp đó,
các ông được huyện Phúc Thọ tổ chức
cho những chuyến đi về các địa phương
đã áp dụng thành công ứng dụng công
nghệ trong nông nghiệp như: Lâm Đồng,
Sơn La… để học hỏi kinh nghiệm thực tế
cũng như nắm bắt phương thức. Chuyến
đi có 3 người chuyên về làm hoa, 2 người
chuyên làm nấm và một mình ông tìm
hiểu về rau củ quả. Những chuyến đi đã
đem lại cho ông Sáu kiến thức và phương
pháp cụ thể trong cách trồng trọt mới.
Hơn 1.000m 2 đất nông nghiệp được ông
đưa ra để thực hiện. “Hệ thống tưới tiêu
nhà màng, chất lượng nước, chất lượng
phân hữu cơ đều đạt chuẩn. Tôi còn nhờ
phòng kinh tế huyện đưa các mẫu tôi sử
dụng đi kiểm nghiệm và đều đạt chuẩn
cho phép. Sản phẩm rau củ quả của tôi
trước khi đưa ra thị trường đều được
kiểm tra chặt chẽ. Trải qua một thời gian
đầu tư công sức và tiền bạc, thời điểm
này có thể nói tôi đã thành công và tìm
hướng mở rộng diện tích”.
Trên diện tích canh tác, ông Sáu cho
trồng gần hai mươi loại rau củ quả, có
loại rau thời gian sinh trưởng chỉ hơn
hai mươi ngày đã có thể thu hoạch nên
hàng ngày, các sản phẩm của ông đều đặn
được các thương lái trên thành phố đến
tận trang trại trực tiếp thu mua. Tại địa
phương, ông Vũ Văn Sáu cũng cung cấp
rau thành phẩm và rau giống cho bà con
bốn xã lân cận là: Vân Phúc, Vân Nam,
Vân Hà, Xuân Phú… Với tâm trạng hồ
hởi, ông Vũ Văn Sáu chia sẻ, ông chỉ
mong sao, Ủy ban huyện Phúc Thọ tiếp
tục quan tâm sát sao đến những người
làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ
mới như ông. Hàng năm, nếu có sự thay
đổi hoặc bổ sung các giống mới cũng
thông báo cho người dân được biết. “Có
một điều rất quan trọng nữa đó là việc
mời các Giáo sư, các nhà khoa học phổ
biến và cập nhật kiến thức trong việc áp
dụng công nghệ, kĩ thuật trồng trọt vẫn
được huyện tổ chức thường xuyên. Có
được điều ấy thì chúng tôi hoàn toàn yên
tâm để phát triển công việc của mình.
Bởi tôi biết, đây là một hướng đi rất đúng
đắn, mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân
cũng như cộng đồng”.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn
Văn Thái - thành viên văn phòng đều
phối NTM huyện Phúc Thọ cho biết:
“Chủ trương áp dụng công nghệ cao vào
sản xuất nông nghiệp ở địa phương đang
dần được người dân và doanh nghiệp
quan tâm, hưởng ứng. Huyện Phúc Thọ
cũng thường xuyên cập nhật thông tin,
xây dựng các chính sách hỗ trợ để chủ
trương này ngày càng đi vào cuộc sống
một cách thiết thực và hiệu quả”.
P.V
Ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp ở Phúc Thọ
“Những năm gần đây, hưởng ứng
chính sách lớn của thành phố,
thấycó thể đưalại năng suấtvà
chất lượng sản phẩm cao hơn
nhiều nên gia đình đã mạnh dạn
áp dụng công nghệ cao vào sản
xuất. Đếnthời điểmnày, bước đầu
đã mang đến những thành
công…” Ông Vũ Văn Sáu, Cụm 2 xã
Vân Phúc, huyện Phúc Thọ -
người tiên phong trong việc
ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất nông nghiệp của huyện
Phúc Thọ chia sẻ về câu chuyện
của mình…