Previous Page  81 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 81 / 92 Next Page
Page Background

81

Hoa Sen, cho rằng: “Ca ngợi, tôn vinh

đức hi sinh, sự cam chịu của người phụ

nữ trong gia đình thực chất là sự lừa mị.

Không nên ca tụng để gắn sự hi sinh, cam

chịu vào người phụ nữ. Phụ nữ phải biết

mình là con người có sự tự chủ, có những

ước vọng của mình. Đôi lúc, người ta

quên đi rằng, lập gia đình là một quyết

định tự nguyện cùng nhau hợp tác, cùng

có quyền lợi và trách nhiệm với “công

trình” mà mình xây dựng”. Tuy nhiên,

bình đẳng trong hôn nhân cần phải xem

xét một cách tinh tế, cái tình phải nhiều

hơn cái lí vì hai người bắt đầu cuộc sống

hôn nhân từ tình yêu nên cũng phải nuôi

dưỡng nó bằng tình yêu thương.

Đừng quá cứng nhắc

Một số người cho rằng, bình đẳng có

nghĩa là ngang bằng nhau, do đó, trách

nhiệm gia đình cần phải được chia đều

giữa hai người cũng như quyền quyết

định mọi việc trong gia đình cũng phải

được chia sẻ như nhau. Điều đó đúng,

nhưng không phải là lựa chọn tối ưu

vì sự phân công trách nhiệm trong gia

đình phụ thuộc khá nhiều vào sự khác

biệt giới tính. Chẳng hạn như, không

thể buộc người vợ phải đảm nhận những

công việc nặng nề, cần đến sức mạnh

của nam giới, cũng như không thể buộc

người chồng phải quán xuyến những

công việc hàng ngày trong gia đình hay

chăm sóc con cái, vốn là những công

việc cần đến đôi bàn tay khéo léo, dịu

dàng của người phụ nữ.

“Mình không ủng hộ

quan điểm áp đặt việc nhà là

của đàn bà, nhưng mình hay

nhìn nó ở góc độ phân công

lao động. Vai trò của vợ và

chồng vốn đã rất công bằng

trong đời sống hôn nhân,

một người xây nhà - còn

một người xây tổ ấm. Không

chỉ là về mặt quan niệm mà

là về mặt cấu tạo cơ thể, phụ

nữ có thiên chức làm mẹ và

săn sóc trong khi đàn ông

thiên về bảo vệ và hoạt động

thể lực. Mỗi người làm tốt

vai trò của mình giống như giữ vững hai

đầu của cán cân, khiến hạnh phúc gia đình

cân bằng và bền vững” - blogger Nguyễn

Phạm Khánh Vân chia sẻ. Đồng tình với

quan điểm trên, chị Ánh Ngọc, CEO của

một công ty kinh doanh mĩ phẩm cho

rằng, phụ nữ trong gia đình giống như

Giám đốc Nhân sự trong một tập đoàn,

phải đánh giá đúng khả năng nguồn nhân

lực trong tay, nhằm phân công lao động

cho chính xác. “Chồng mình rất hiếm khi

làm việc nhà, nhưng mình chẳng phiền vì

anh ấy làm những công việc mà phụ nữ

không làm được như: sửa sang nhà cửa,

bảo dưỡng xe, lái xe chở vợ con đi chơi…

Bản thân người phụ nữ cũng cần phải

phấn đấu trong công việc, không chỉ để

đóng góp vào kinh tế gia đình mà còn để

nâng cao giá trị của bản thân” - chị Ngọc

cho biết. Là một người trẻ, Vân Anh lại có

quan niệm khá thoáng: “Bình đẳng trong

gia đình là chồng đi làm mang tiền về cho

vợ, chơi với con, dạy con học. Bây giờ có

đầy đủ các dịch vụ mua sắm trực tuyến,

đặt thức ăn qua mạng, giúp việc nhà…

Khi nào mình bận rộn hay mệt mỏi thì

thuê người làm”.

Bình đẳng trong hôn nhân không phải

là việc hai vợ chồng cào bằng, chia đôi

tất cả mà là hiểu được giá trị của nhau,

tôn trọng nhau, yêu thương nhau, cùng

nhau cố gắng xây dựng một gia đình hạnh

phúc. Chuyên gia tâm lí Lê Thị Túy nhận

định, nếu bắt chồng nấu cơm trong khi

anh ấy nấu rất dở thì chắc chắn sẽ cãi

nhau. Nếu yêu cầu vợ rửa bát khi cô ấy

đang mệt mỏi thì sẽ tạo nên sự bất bình”.

Đừng quá cứng nhắc trong việc đi tìm

bình đẳng, hãy vươn đến sự bình đẳng vì

mục tiêu hạnh phúc chứ đừng đi tìm bình

đẳng chỉ vì muốn đúng luật.

Bảo Anh