84
VTV
Du
lịch
Tôi đã được tham dự một lễ hội
đậm chất đồng bằng Bắc Bộ
vào giữa tiết trời mùa thu
trong không khí tưng bừng
giữa một vùng sông nước, núi
non, đền thờ tuyệt đẹp ở huyện
Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đó là
hội đền Kiếp Bạc được tổ chức
từ ngày 15 đến 20/8 âm lịch hàng
năm - lễ hội truyền thống kỉ
niệm ngày mất của vị anh hùng
dân tộc Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn.
C
ách Hà Nội khoảng 80 km, đền
Kiếp Bạc nằm gần Lục Đầu
Giang, là nơi tụ hội của sáu con
sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục
Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và
nhánh chính của sông Thái Bình. Thuyết
phong thủy cho rằng, đây chính là nơi
tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Đền Kiếp
Bạc là một quần thể gồm nhiều di tích
như: Đền thờ Trần Hưng Đạo, Sinh Từ,
Dược Sơn, dòng sông Lục Đầu, Bến
Bình Than, Cồn Kiếm, ba phía có dãy
núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu
Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ
phục, sông tạo thành minh đường rộng
rãi. Nơi đây, Trần Hưng Đạo đã chọn để
lập phủ đệ và quân doanh từ sau cuộc
kháng chiến chống quân Mông Cổ lần
thứ nhất. Sau kháng chiến chống quân
Nguyên lần thứ ba, ông sống những năm
tháng thanh bình tại Vạn Kiếp cho đến
lúc qua đời.
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc
Tuấn (1228 - 1300) là một anh hùng
kiệt xuất của dân tộc ta có công to lớn
trong ba lần quân dân Đại Việt đánh tan
quân Nguyên - Mông xâm lược. Với tài
thao lược, trí dũng song toàn, Trần Quốc
Tuấn đã lãnh đạo quân đội một lòng phá
giặc và giành thắng lợi vĩ đại mà tiêu
biểu là chiến thắng Bạch Đằng (1288)
dẹp tan 50 vạn quân xâm lược, giữ vững
nền độc lập của đất nước. Ông được
Thượng hoàng Trần Thái Tông và vua
Trần Nhân Tông sắc phong làm Quốc
Công Tiết chế chỉ huy toàn bộ quân
dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên - Mông.
Sau khi mất, ông được truy tặng Thái Sư
Thượng phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng
Đạo Đại Vương và được nhân dân lập
đền thờ ở nhiều nơi.
Trẩy hội Kiếp Bạc