Previous Page  55 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 55 / 92 Next Page
Page Background

55

lựa chi tiết, xây dựng kết cấu

phóng sự, cách kể câu chuyện

bằng hình ảnh, hay cách có được

phỏng vấn hay, khai thác cảm

xúc nhân vật.... Đó là những kĩ

năng tôi có thế mạnh, hoặc tôi

chia sẻ cách mà các phóng viên

Ban Thời sự đang làm để có

những phóng sự ngắn hay. 

Bạn

có thường mang các

tác phẩm của chính mình ra

phân tích trên bục giảng?

Tôi luôn dành ưu tiên đặc

biệt cho công việc này vì đây cũng là

uy tín của Ban Thời sự chúng tôi nữa.

Khi chiếu lại các tác phẩm của mình, tôi

sẽ kể những câu chuyện nhỏ trong quá

trình tác nghiệp, nó cũng là minh họa

cho kiến thức báo chí mà tôi ghi chép lại

và chia sẻ với mọi người lúc đó. 

Tôi có khoảng 10 ổ cứng và lưu gần

như tất cả các phóng sự mình đã làm từ

khi vào nghề. Ngoài ra, tôi cũng có thói

quen lưu lại phóng sự hay của các đồng

nghiệp trong Ban để học hỏi. Khi có yêu

cầu là tôi mở cho mọi người xem, rồi

phân tích…

Có thể hình dung giảng viên

Nguyễn Ngân đứng trên bục giảng

(bên dưới không chỉ là các em sinh

viên mà còn có cả những BTV, phóng

viên lớn tuổi hơn) như thế nào?

À, đó là tôi - rất chững chạc, già

dặn và gần gũi với mọi người. Cũng

vẫn là cô phóng viên với lửa nghề và

trách nhiệm nghề nghiệp được yêu cầu

rất cao nữa. Thực sự đứng trước đồng

nghiệp, nhiều anh chị hơn tuổi, tôi run

và lo nhưng dần thì tôi đã quen. Thường

các học viên khi gặp tôi đều nhận xét,

cô giáo Ngân đứng đây và phóng viên

Nguyễn Ngân mọi người hay thấy trong

các phóng sự khác nhau nhiều quá. Ở

ngoài sao hiền còn trong phóng sự lại

sắc sảo vậy... (cười).

Bạn

có thể chia sẻ những kỉ niệm

đáng nhớ với học viên của mình?

Rất nhiều kỉ niệm thú vị. Thường thì

sau 3 - 5 ngày đứng lớp, tôi luôn trong

tình trạng cổ khản đặc vì nói nhiều quá.

Cuối mỗi lớp học, các học viên hay tặng

hoa cho cô giáo mà lần nào được nhận

cũng rất vui.

Gần đây nhất, tôi giảng về phóng sự

truyền hình do Hội Nhà báo Việt Nam

và Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi tổ

chức. Hôm đầu tiên, khi phóng viên đài

tỉnh ra đón, tôi đã lo vì tiếng nói

của anh hơi khó nghe. Tôi nghĩ,

ai cũng nói thế này thì biết xoay

xở sao. Nhưng sau 3 ngày, các

học viên đặt cho tôi biệt danh

“Cô giáo có bằng Tiến sĩ chuyên

ngành Quảng Ngãi học”, vì tôi

nghe, hiểu được tất cả các ý kiến.

Hôm vừa rồi, tôi có chụp

lại bàn tay của anh phóng viên

Đài Truyền thanh - Truyền hình

huyện đảo Lý Sơn. Khi ra ngoài

thực hành dẫn hiện trường, rất

nhiều phóng viên Đài huyện trong đó

có anh đều dẫn lần đầu. Anh phóng

viên đó đã ghi kín một bàn tay chữ nội

dung chuẩn bị nói. Trước đó tôi có nói

với các học viên trong lớp, để dẫn hiện

trường hay thì không nên học thuộc lời

dẫn... Khi tôi nhìn thấy, anh còn bảo:

“Em phải viết ra như vậy cho nhớ cô

ạ. Về sau em sẽ cố nhớ nội dung như

cô hướng dẫn”. Sau đó anh cố gắng lấy

tay xoa đi, vì sợ cô giáo mắng (cười).

Những hình ảnh ấy khiến tôi vừa vui

vừa cảm động.

Vì tham gia đứng lớp, nên tôi cũng

luôn dặn mình cẩn thận và nghiêm khắc

hơn trong từng tác phẩm. Vì tôi biết, có

những đồng nghiệp ở địa phương, khi

xem phóng sự sẽ nói là “của cô giáo

Ngân làm”. 

Cảm ơn Nguyễn Ngân!

Hà Cẩm

(Thực hiện)

Ảnh:

Nhân vật cung cấp