51
Trong hành trình lần này, địa điểm
đầu tiên chúng tôi đến thăm là Đền Xã
Tắc - một di tích lịch sử văn hóa có quy
mô lớn, là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm
linh tín ngưỡng của người dân Móng Cái
và các vùng lân cận. Đền Xã Tắc trước
kia còn có tên là Đàn miếu Xã Tắc Đại
Vương, là nơi lập đàn để tế Long thần thổ
địa của bản thôn, mong thần linh phù hộ
cho đất đai mầu mỡ, trồng trọt bội thu,
no đủ quanh năm. Theo lời kể của các cụ
cao niên, trước kia đền Xã Tắc được xây
dựng tại bờ sông Thác Mang với quy mô
khá lớn gồm ba gian nhà, mặt quay về
hướng Nam, mái lợp ngói âm dương. Đầu
thế kỉ 20, sau một trận bão lớn, đền bị sạt
lở và được nhân dân di chuyển vào phía
trong khu vực Xoáy nguồn với quy mô
nhỏ hơn. Do vậy, đền còn có tên khác là
miếu Xoáy Nguồn.
Với vị trí địa lí đặc biệt quan
trọng, thành phố Móng Cái cũng là nơi
duy nhất của Việt Nam có cả đường biên
giới trên đất liền và trên biển với nước
bạn Trung Quốc. Chị có suy nghĩ gì khi
tận mắt chứng kiến sự thay đổi về giao
thương ở đây?
Trong hành trình
Đi đâu, ăn gì
lần
này, ekip làm chương trình đã được đến
khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái và thăm
Cột mốc 1369 - cột mốc đầu tiên đánh
dấu vị trí lãnh thổ Việt Nam với biên giới
lãnh thổ Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế
Móng Cái là một trong những cửa khẩu
lớn nhất của Việt Nam và đang trở thành
tuyến du lịch biên giới đặc sắc và có ý
nghĩa riêng trong quan hệ hợp tác du lịch
biên giới Việt Trung.
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là
ngọn hải đăng Vĩnh Thực. Đây được biết
đến như là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên
của dải đất hình chữ S. Từ đất liền, chỉ
mất khoảng 8 đến 10 phút đi ca nô hoặc
thuyền máy là có thể ra được đảo. Ngọn
hải đăng Vĩnh Thực được xây dựng từ
năm 1962 có chiều dài toàn bộ là 86m có
tầm nhìn địa lí đạt 24 hải lí với tháp đèn
hình trụ được thắp sáng bằng năng lượng
mặt trời. Đứng trên đỉnh cao của ngọn hải
đăng, phóng tầm mắt ra xa ta có thể bao
quát được cả một vùng biển Đông rộng
lớn của Tổ quốc. Hòa quyện với phong
cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những bãi cát
trải dài trên nền biển xanh lục, hình ảnh
ngọn hải đăng nơi đầu sóng ngọn gió tạo
nên một bức tranh cực kì nên thơ và đặc
biệt là cảm giác bình yên. Có lẽ, đây cũng
là cảm giác của những ngư dân mỗi khi
kéo lưới trở về nhìn thấy ánh sáng đầu
tiên của đất mẹ.
Tiêu chí của chương trình là
không chỉ đi mà còn giới thiệu cả những
món ăn đặc sản của các vùng miền. Vậy
với hành trình đến với Móng Cái, ekip
thực hiện sẽ giới thiệu với khán giả món
đặc sản nào?
Ở đây, có một thứ nổi tiếng là lợn Móng
Cái. Để tìm hiểu về giống lợn này, chúng
tôi đã đến trang trại Thuận Phong - nơi kết
hợp trồng trọt và chăn nuôi theo phương
thức hữu cơ. Để chứng minh cho chúng
tôi biết thịt lợn Móng Cái thật sự ngon thế
nào, anh Lãm - chủ trang trại đã chế biến
món thịt lợn quay để thiết đãi đoàn. Cảm
giác được ngồi bên lò than hoa quay tay
cho lợn chín vàng rượm kích thích vị giác
rất nhiều. Đó thực sự là một trải nghiệm
tuyệt vời!
Xin cảm ơn chị!
Nguyên Trang
(Thực hiện)
BTV Thanh Thúy giới thiệu
về cầu Ka Long
Đền Xã Tắc
Cán bộ biên phòng cửa khẩu Móng Cái
giới thiệu về cột mốc chủ quyền
Ekip làm chương trình tại
ngọn hải đăng Vĩnh Thực