57
Bạn có thể chia sẻ đôi chút về
những bộ phim tài liệu mình đã
thực hiện?
Tôi về làm việc tại Trung tâm Truyền
hình Thời tiết và Cảnh báo Thiên tai đa 4
năm. Công việc hàng ngày của tôi là làm
tổ chức sản xuất cho các bản tin thời tiết
phát sóng trên VTV. Nhưng 4 năm qua,
tôi được tham gia sản xuất một số phim
tài liệu của Trung tâm, đó là 4 tập phim,
Haiyan - bất ngờ lớn nhất thế kỉ
thực hiện
4 tháng sau bão Haiyan ở Philippines;
phim
Vượt qua nỗi đau thảm họa
sản xuất
tại Nhật Bản hay
Tác động của biến đổi
khí hậu tới di sản thế giới Hội An
. Có thể
nói,
Haiyan - bất ngờ lớn nhất thế kỉ
là
những tập phim tài liệu đầu tiên tôi được
tham gia sản xuất với rất nhiều bỡ ngỡ.
Đó có thể coi là bài học đầu tiên về làm
phim tài liệu mà tôi có cơ hội tiếp cận.
Còn
Vượt qua nỗi đau thảm họa
là bộ
phim nói về cách mà những nạn nhân của
trân động đất sóng thần năm 2011 vượt
qua đau thương khi mất người thân. Tác
phẩm ra đời sau khóa đào tạo tại Nhật Bản
về làm phim chủ đề thiên tai và biến đổi
khí hậu. Các chuyên gia đến từ Đài NHK
cùng theo sát đoàn từ lúc lên ý tưởng kịch
bản cho đến phần hậu kì. Năm đó có 4
đoàn đến từ các đài truyền hình của cac
nươc: Indonesia, Srilanka, Philippines và
Việt Nam.
Vượt qua nỗi đau thảm họa
được các chuyên gia đánh giá là phim
hay nhất. Còn
Tác động của biến đổi khí
hậu tới di sản thế giới Hội An
nhận được
những lời đánh giá tốt nhất từ Tổ chức
Khí tượng thế giới.
Có thể thấy, những bộ phim tài
liệu có nội dung sâu về thảm họa thiên
tai luôn cần thiết với cộng đồng. Nó
không chỉ như hồi chuông cảnh báo mà
còn mang nhiều thông điệp ý nghĩa?
Trước mỗi bộ phim, tôi nhận được
nhiều câu hỏi như vậy. Khi tôi đi gặp gỡ
các nhân vật để làm
Nỗi ám ảnh mang
tên Linda
, nhiều người thắc mắc, một
cơn bão của 20 năm trước, bây giờ có gì
để nói, nói lại làm gì? Tôi hiểu rằng, 20
năm trôi qua, những bài học cần rút ra
sau cơn bão Linda đến lúc này vẫn còn
nguyên giá trị. Đó là bài học về nhận
thức và ý thức của người dân trước thiên
tai, bài học về cách phòng tránh và cả bài
học về cách vượt qua nỗi đau không thể
nào bù đắp được. Những điều đó có ích
cho tất cả mọi người.
Xuất phát điểm là một người
ngoại đạo với không ít khó khăn khi
phải làm quen với lĩnh vực chuyên
ngành của khí tượng thủy văn còn ở
thời điểm hiện tại, chắc hẳn Thanh
Thảo đã trở thành “chuyên gia” rồi?
Vâng, tôi không được đào tạo về khí
tượng thủy văn. Dù đã làm truyền hình
13 năm và công tác tại Trung tâm thời
tiết 4 năm nhưng nếu tự nhận mình là
“chuyên gia” trong lĩnh vực khí tượng
thủy văn thì tôi nghĩ sẽ là quá tự mãn.
Khí tượng thủy văn là một chuyên ngành
khoa học vô cùng khó, tôi mới chỉ hiểu
được những khái niệm cơ bản nhất. Khi
cần tìm hiểu sâu hơn một chủ đề nào đó,
tôi vẫn cần có sự giúp sức của những
người giỏi chuyên môn như chị Bùi Hải
Bình, Phó Giám đốc Trung tâm hay chị
Hoàng Thanh Vân, người vừa cùng tôi
thực hiện phim
Nỗi ám ảnh mang tên
Linda
. Tôi cũng nhận được sự trợ giúp
của các chuyên gia đến từ Trung tâm Dự
báo khí tượng thủy văn Quốc gia hay
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn
Trung ương.
Còn điều gì bạn muốn nói sau bộ
phim
Nỗi ám ảnh mang tên Linda
?
Tôi biết ơn những người bạn đồng
hành cùng tôi vượt qua nhiều khó khăn
trong quá trình sản xuất, đặc biệt cảm ơn
đạo diễn hiện trường, quay phim Vũ Đức
Thiện của Ban Truyền hình Đối ngoại
VTV4. Và sau cùng, xin được cảm ơn
những người bạn đã âm thầm ở bên, giúp
đỡ tôi hoàn thành bộ phim này.
Chắc hẳn có rất nhiều đề tài
phim tài liệu hay đang được bạn ấp ủ?
Thiên tai và biến đổi khí hậu đang là
chủ đề được cả thế giơi quan tâm, công
việc hiện tại giúp tôi có thêm nhiều cơ
hội tiếp xúc với các chủ đề này. Đúng
là tôi có một vài ý tưởng khác nhưng sẽ
cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu cặn kẽ
trước khi bắt tay thực hiện.
Cảm ơn Thanh Thảo!
Ngọc Mai
(Thực hiện)
Tôi muốn gửi lời cảm ơn t i các nhân
vật trong phim, những người đã dũng
cảm đối diện v i nỗi đau thêm một lần
nữa khi kể lại những mất mát đau
thương, những tổn thất về mặt tinh
thần mà họ rất kh khăn để vượt qua.
Đôi lúc tôi cảm thấy áy náy vì đã
chạm vào những kí ức buồn đau ấy…
Quay phim Vũ Đức Thiện lên chòi canh đáy hàng khơi
xã Đất Mũi để thực hiện các cảnh quay
Phỏng vấn ông Trần Đắc Thuận, người
khám nghiệm pháp y sau bão Linda năm 1997
tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau