7
khăn chính là nhạc sĩ phải viết theo chủ đề
của bộ phim, không được tự do thoải mái
sáng tác theo ý mình. Việc vừa thực hiện
đúng ý đồ của đạo diễn và nội dung của bộ
phim vừa làm sao để chạm được tới cảm
xúc của người nghe là rất khó. Nhạc sĩ khi
đó phải nhập tâm vào phim và phải tưởng
tượng rất nhiều, làm sao để có sự đồng cảm
với nhiều người thì ca khúc mới đi vào
lòng người.
Có lúc nào anh từ chối lời
đặt hàng?
Đã có những trường hợp tôi không nhận
lời, lí do chủ yếu là vì trùng với công việc
khác, vì quá bận hoặc cũng do vấn đề kinh
phí... Nhưng khi đã nhận công việc thì tôi
sẽ tập trung vào làm, không để công việc
hay điều gì khác phân tán, ảnh hưởng. Còn
kinh phí là vấn đề muôn thuở, bây giờ làm
bất cứ việc gì cũng phải có đầu tư, nhất là
nghệ thuật càng phải đầu tư thì mới ra sản
phẩm tốt được.
Khi kể một câu chuyện dài mấy
chục tập phim bằng một ca khúc, công
đoạn nào là khó nhất với anh?Vì sao?
Để một ca khúc ra diễn tả gói gọn cho
toàn bộ nội dung của bộ phim thật sự là
khó. Chuyện khó nhất với tôi là ngôn
ngữ, ca từ. Bởi chúng ta không thể
tham lam đưa toàn bộ những chuyện
xảy ra trên phim vào trong bài hát,
nhưng đồng thời nội dung chủ đề
chính, hay những điểm nhấn của
phim cần làm nổi bật thì phải đưa
vào. Cái khó nữa là chúng ta chọn
cái gì để đưa vào không được
khiên cưỡng cứng nhắc mà phải
nâng lên tầm nghệ thuật.
Hầu hết các ca khúc của
anh đều ở mảng phim đề tài tâm
lí, tình yêu, gia đình, còn các
mảng nội dung khác như: phim
hình sự, chính luận khá ít ỏi, vì
sao
vậy?
Các nhạc sĩ đều có sở trường của mình,
với tôi thì mảng đề tài tình yêu, gia đình và
tâm lí là sở trường còn những phim có đề
tài hình sự hay chính luận thì chủ yếu tôi
chỉ viết phần nhạc nền. Có lẽ, điều gì gần
gũi với đời sống cảm xúc, tình cảm của
mình thì sẽ dễ dàng viết hơn.
Khi tham gia viết ca khúc cho phim
hợp tác Việt - Hàn
Tuổi thanh xuân
, có
sự khác biệt nào trong lần hợp tác này so
với trước đây không, thưa anh?
Việc được mời viết ca khúc và nhạc nền
cho bộ phim
Tuổi thanh xuân
(phần 1 và 2)
hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc là một
cơ duyên của tôi. Lần đầu tiên tôi được làm
việc theo một kiểu khác, một quy trình thứ
tự khác so với việc làm nhạc phim ở Việt
Nam. Ở Việt Nam, mỗi khi làm phim, đầu
tiên tôi sẽ gặp đạo diễn bàn về nội dung
chủ đề phim và sáng tác theo ý tưởng nội
dung mà đạo diễn hoặc nhà sản xuất đề ra,
nhưng với
Tuổi thanh xuân,
các đạo diễn
Hàn Quốc và Việt Nam đã mở rộng hơn,
chủ động để nhạc sĩ có không gian sáng
tạo, không gò ép quá vào nội dung của bộ
phim. Họ thậm chí còn bảo tôi cứ viết nhạc
trước khi quay bộ phim. Điều này làm cho
tôi có thể thỏa sức viết tùy theo trí tưởng
tượng của mình...
Âm nhạc trong phim truyền
hình vẫn chưa được coi trọng
So với cái thời của
Mong ước kỉ
niệm xưa, Lời ru cho con, 12A& 4H,
Chị tôi, Những nẻo đường phù sa
,
Giã từ
dĩ vãng...
thì trong phim gần đây không
có nhiều ca khúc có đời sống độc lập sâu
rộng, anh lí giải điều này ra sao?
Theo tôi, chủ yếu có vài nguyên nhân
sau: Thứ nhất, bản thân các nhạc sĩ thời đó
mỗi khi viết nhạc rất tâm huyết, đặt cả tâm
hồn vào bài hát; Thứ hai, thời đó các món
ăn tinh thần như các bộ phim truyền hình
hay các chương trình ca nhạc rất hiếm nên
mọi người có sự tập trung khi cảm nhận
những bài hát trong phim. Còn bây giờ,
mọi người thấy gần như tuần nào cũng có
vài chương trình ca nhạc trên ti vi, phim thì
chiếu kín tuần, một buổi tối chưa hết phim
này thì đã sang phim khác. Đó là chưa kể
bây giờ mạng Internet nhà nào cũng có,
thông tin có thể đến ngay trong tích tắc như
kiểu các món ăn thừa thãi, ê hề làm cho
mọi người không kịp cảm nhận những vị
ngon của từng “món ăn” nữa.
Vai trò quan trọng của âm nhạc
trong phim là không thể phủ nhận, nó
như một chủ thể sáng tạo góp phần vào
thành công của bộ phim. Tuy vậy, hiện
nay chúng ta đều thấy, các giải thưởng
điện ảnh, liên hoan truyền hình vẫn chưa
có hạng mục để tôn vinh vị trí này. Anh
nghĩ sao?
Không ai có thể phủ nhận vai trò của
âm nhạc trong phim và đúng như chị nói,
hiện nay các giải thưởng điện ảnh, liên
hoan phim truyền hình đều không có hạng
mục âm nhạc cho phim. Điều này là một
thực tế đáng buồn và tôi cũng đã có những
thắc mắc với một số đạo diễn, lãnh đạo của
hãng phim, đài truyền hình nhưng vẫn chưa
nhận được câu trả lời xác đáng. Có lẽ âm
nhạc trong phim truyền hình chưa phải là
điều được coi trọng.
Nếu điểm danh 10 ca khúc nhạc
phim ấn tượng nhất của mình,
anh sẽ chọn...? Vì sao anh
chọn những bài hát đó?
Tôi có thể điểm danh ngay
10 ca khúc phim ấn tượng nhất
của mình:
Mong ước kỷ niệm
xưa, Lời ru cho con, Lời chưa
nói, Nếu phải xa nhau, Anh,
Hãy mở cửa nhé tình yêu, Cảm
ơn cuộc đời, Đến bên em, Hạnh
phúc, Đừng nói yêu em mãi.
Lí do tôi chọn những bài hát
đó không đơn giản là nó đã trở
thành những bài hit trên sân
khấu ca nhạc mà bản thân nó
cũng gắn liền với những kỉ niệm
của tôi hoặc những bài đó là cảm
xúc thực sự từ trong tâm hồn tôi
viết ra... Năm nay, tôi cũng viết nhạc cho
nhiều phim nhưng chủ yếu là nhạc nền, ít
ca khúc. Trong thời gian tới có lẽ tôi vẫn
tiếp tục làm âm nhạc cho các bộ phim
truyền hình vì đó là nghề của tôi, đó là
công việc tôi yêu thích.
Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!
Thu Hiền
(Thực hiện)
Cảnh phim
Tuổi thanh xuân phần 2