Previous Page  5 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 92 Next Page
Page Background

5

về nội dung diễn biến bộ phim, thống

nhất chủ đề, tính chất âm nhạc của

ca khúc trong phim, sau đó là đọc đề

cương kịch bản phim và sáng tác ca

khúc, phối khí, thu thanh. Công đoạn

cuối là xem băng hình đã dựng và đưa

âm nhạc vào.

Tuy nhiên, đây không phải là cách

làm phổ biến của nền điện ảnh ở các

quốc gia khác. Ở hai dự án phim hợp tác

Tuổi thanh xuân

(Việt Nam - Hàn Quốc)

Người cộng sự

(Việt Nam - Nhật Bản),

quy trình làm việc của công nghệ làm

phim truyền hình hiện đại trái ngược hẳn

với quy trình làm nhạc phim lâu nay tại

Việt Nam. Ngay từ khi kịch bản được

duyệt, các đạo diễn đưa kịch bản cho nhạc

sĩ để họ tự do cảm nhận nội dung, tính

cách nhân vật. Sau đó chủ động sáng tác

ca khúc và nhạc phim. Nhạc phim được

thông qua thì mới bắt đầu quay những

cảnh đầu tiên. Và ngay trong từng cảnh

quay, các diễn viên đã diễn cùng với

nhạc nền ấy. Xuân Phương cho rằng, đây

là một cách làm hay, không chỉ khuyến

khích được khả năng sáng tạo của nhạc sĩ

mà còn thực sự tôn trọng, đề cao vai trò

của âm nhạc trong phim. Nhạc sĩ thực sự

là đồng chủ thể sáng tạo, góp phần không

nhỏ vào sự thành công của bộ phim. Khác

với lâu nay, vì nhiều lí do nên có những

bộ phim, âm nhạc chỉ góp mặt theo kiểu

cho có, dẫn đến tình trạng nội dung phim

một nơi, nhạc một nẻo, không ăn nhập.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, với công nghệ

làm phim truyền hình chưa có trường

quay chuyên nghiệp, điều này gần như là

bài toán vô cùng khó với các đạo diễn.

Bên cạnh đó, cần phải hiểu nhiệm vụ

của ca khúc chủ đề phải là chất xúc tác

làm tăng thêm cảm xúc của khán giả khi

xem phim. Vậy nên, dù là tác phẩm được

đặt hàng, những nhạc sĩ viết nhạc phim

vẫn gặp áp lực lớn khi sáng tác. Sự kết

hợp giữa nhà sản xuất, đạo diễn với nhạc

sĩ nếu thuận lợi sẽ giúp ca khúc và bộ

phim thăng hoa trong lòng khán giả. Đạo

diễn Khải Hưng chia sẻ về bản nhạc trong

phim

Hợp đồng hôn nhân

: “Chúng tôi đã

cùng bàn bạc nhưng khi nhạc sĩ đưa bản

thu đầu tiên tôi không ưng ý, thấy không

phù hợp nên tôi quyết định đổi. Tôi phải

“chữa cháy” bằng cách để ca sĩ Minh Thu

hát ca khúc chủ đề cho phim”.

Nhạc sĩ Xuân Phương, tác giả của

những ca khúc viết cho phim truyền

hình gây được ấn tượng và có đời sống

ngoài bộ phim như:

Mong ước kỷ niệm

xưa

(phim

Xin hãy tin em), Lời chưa nói

(phim

Phía trước là bầu trời

),

Lời ru cho

con

(phim

Của để dành

)… cho biết không

phải lúc nào anh cũng hài lòng với những

“đứa con” tinh thần của mình. Thực tế,

không hiếm nhạc sĩ trẻ hiện nay không có

thời gian để ngồi đọc hết kịch bản, vì thế,

đạo diễn cần có sự bàn bạc với nhạc sĩ từ

các công đoạn để có tổng thể hài hòa của

toàn bộ phim. Trong khi đó, kinh phí chi

trả cho một ca khúc nhạc phim khoảng vài

chục triệu đồng, khó làm được nhạc hay.

Rõ ràng, âm nhạc và điện ảnh có mối

quan hệ tương hỗ mà nếu làm tốt thì cả

hai đều có lợi và tạo thành tác phẩm nghệ

thuật có giá trị riêng, như nhạc sĩ Trọng

Đài từng nói: “Một ca khúc trong phim

nếu xuất sắc sẽ tách khỏi bộ phim và có

đời sống với sức sống riêng của nó”. Bởi

thế, ngày càng nhiều nhạc sĩ tên tuổi được

mời làm việc, đầu tư nghiêm túc cho phần

nhạc phim. Đó chắc chắn là một hướng

đi đúng đắn, góp phần kết nối và lan tỏa

nhiều loại hình nghệ thuật đến khán giả.

Hiền Nguyên

Phim

Tuổi thanh xuân phần 1

cũng đã thành công với phần

âm nhạc rất trẻ trung và hiện đại

Cảnh trong Phim

Zippo

mù tạt và em

Phim

Của để dành

với bài hát Lời ru cho con