4
VTV
Điểm
nhấn
Thật khó hình dung, một bộ
phim hay sẽ ra sao nếu
thiếu vắng phần âm nhạc?
Không chỉ làm nền, tạo
hiệu ứng cho hình ảnh, lời
thoại cũng như truyền cảm
hứng cho cả bộ phim, âm
nhạc trong phim khi đạt
tới đỉnh cao nghệ thuật
còn lưu lại dấu ấn khó
quên và trở thành những
tác phẩm đi cùng năm
tháng. Bài viết này chỉ nói
về ca khúc trong phim, một
phần trong tổng thể âm
nhạc vô cùng quan trọng
giúp cho việc kể câu
chuyện của kịch bản dưới
những khuôn hình trở nên
hấp dẫn hơn.
Những dấu ấn khó phai
Âm nhạc trong phim gồm ba yếu tố:
nhạc dạo đầu, nhạc nền và ca khúc trong
phim hòa trộn vào nhau để tạo nên một
tổng thể xuyên suốt. Nhưng nếu hai yếu
tố đầu được gắn liền trong toàn bộ câu
chuyện phim thì ca khúc chủ đề được sử
dụng một phần, hoặc trọn vẹn trong phim
lại có khả năng tạo ra đời sống tách biệt,
là phần quen thuộc được công chúng yêu
thích và dễ nhớ nhất.
Mỗi năm, có khoảng vài trăm phim
truyền hình Việt được sản xuất. Và câu
chuyện sử dụng nhạc phim ra sao cho
phù hợp với nội dung phim đã trở thành
một bài toán khó với các nhà sản xuất,
đạo diễn phim. Rõ ràng, có rất nhiều ca
khúc đã thành công, hỗ trợ tốt cho bộ
phim nhưng cũng có không ít bài hát với
giai điệu nhạt nhẽo, lủng củng, đôi khi
không ăn nhập với nội dung phim. Điểm
qua một số tác giả gắn bó với việc chuyên
viết nhạc phim như: Trọng Đài, Xuân
Phương, Đức Trí, Huy Tuấn… sẽ thấy
ít nhiều những nhạc sĩ này đã tạo dựng
được thương hiệu cho riêng mình và các
ca khúc của họ đã từng nhận được sự yêu
mến của các tầng lớp khán giả.
Có thể kể ra những ca khúc trong phim
được ưa thích trong các trang nghe nhạc
trực tuyến:
Giây phút này, ta thuộc về
nhau
(phim
Bỗng dưng muốn khóc
),
Ngôi
nhà hạnh phúc,
(phim
Ngôi nhà hạnh
phúc
),
Quay về đi
,
Em đã yêu em
(
Lời
thú nhận của Eva
),
Gọi giấc mơ về
(phim
cùng tên),
Giấc mơ ngày xưa
(phim
Cổng
mặt trời
),
Cho em
(Phim
Cô gái xấu xí
),
Cảm ơn cuộc đời
(phim
Cầu vồng tình
yêu
)…
Các bản nhạc phim kể trên bắt nguồn
từ sự tìm tòi những giá trị nghệ thuật
trong phim của các nhạc sĩ. Sáng tác
một ca khúc đã khó, làm sao để nó thích
hợp, ăn khớp với bộ phim lại càng khó
hơn. Với nhạc sĩ Trọng Đài, con đường
thành công của ông gắn với đam mê:
“Tôi rất mê xem phim. Từ đó, tôi mê âm
nhạc trong phim, chủ động và có cơ hội
tiếp xúc với nhạc phim. Điều này vô cùng
quan trọng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm
ơn bộ môn âm nhạc điện ảnh, mà tôi được
học ở Nga đã trang bị cho tôi những kiến
thức căn bản đầu tiên về âm nhạc trong
điện ảnh để tôi có được thành công như
hôm nay”. Còn “tay ngang” sáng tác ca
khúc trong phim như diễn viên Tiến Minh
lại có góc nhìn riêng: “Tôi là một diễn
viên nên âm nhạc đến với tôi có lẽ cũng
là từ cảm thụ của một người trong vai trò
diễn xuất”.
Nhạc sĩ Trọng Đài có đến 40 bài hát
viết riêng cho phim truyền hình như:
Chị
tôi
(phim
Người Hà Nội
),
Tiễn biệt những
ngày buồn
(phim
Ngõ lỗ thủng
), trong
đó có nhiều ca khúc ông viết cho những
bộ phim cùng tên như:
Đất và Người,
Chuyện phố phường, Đường đời, Hương
đất
… trở thành bài hát yêu thích của số
đông khán giả yêu nhạc. Nhạc sĩ Tiến
Minh sở hữu nhiều bản tình ca trong phim
rất được giới trẻ yêu thích và do anh tự
hát trong các phim:
Vệt nắng cuối trời,
Chỉ còn lại tình yêu, Chỉ có thể là yêu,
Chủ tịch tỉnh, Đi qua bóng tối…
Trước đó, nhiều ca khúc mà chỉ nghe
tên thôi, khán giả ngay lập tức liên tưởng
đến nó nằm trong bộ phim truyền hình
nào như:
Những nẻo đường phù sa
(phim
cùng tên),
Mùa hè đã qua
(phim
12A
&4H
),
Bài ca đất phương Nam
(phim
Đất
phương Nam
),
Giã từ dĩ vãng
(phim cùng
tên),
Cô Tấm ngày nay
(phim
Chuyện nhà
Mộc
),
Những giấc mơ dài
(phim
cùng tên)…
Quy trình ngược và tính
chuyên nghiệp
Tại Việt Nam, quy trình mang đến một
ca khúc trong phim thường trải qua những
công đoạn sau: gặp gỡ đạo diễn, nghe kể
Âm nhạc của
những câu chuyện
Cảnh trong phim
Xin hãy tin em
Cảnh trong phim
Vệt nắng cuối trời