Truyền hình
-
39
trở thành người bạn đồng hành với bất
cứ ai yêu quý ngôn ngữ Việt, giữ gìn trân
trọng hồn Việt. Sự thưởng thức
Truyện Kiều
được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Thậm chí, mỗi hình
thức đã định hình với những đặc trưng
khác biệt: đố Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều,
tập Kiều, sân khấu Kiều, thơ phú
vịnh Kiều. Có tác giả từ Truyện Kiều thơ
Nôm viết thành tiểu thuyết chương hồi
bằng chữ Hán khiến đời sau có người
ngộ nhận là nguyên truyện mà Nguyễn
Du đã dựa vào để sáng tác. Ngày nay,
có người viết lại
Truyện Kiều
bằng văn
xuôi quốc ngữ, truyện tranh để cho
thanh thiếu niên đọc. Lại thêm một
chuyện lạ nữa là bản gốc
Truyện Kiều
đã
mất. Chính vì thế mà bao thế hệ đã ra
Đạo diễn Thanh Nguyên (áo xanh) chỉ đạo một cảnh phục dựng tại khu di tích
Đại thi hào Nguyễn Du tại Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Cảnh ghi hình hát phường vải tại Trường Lưu, Hà Tĩnh
sức tìm tòi, khảo cứu, chú thích, hiệu
chỉnh mong phục hồi nguyên tác để lĩnh
hội chân ý tác giả. Trên con đường tìm
về nguyên tác, có lúc đã nổ ra những
cuộc tranh luận gay gắt nhưng cũng
nhờ đấy, người viết, người đọc biết thêm
cái hay, sự độc đáo của thi tài Nguyễn
Du. Ðến nay, các nhà nghiên cứu
Truyện
Kiều
vẫn đang ra sức kiếm tìm một bản
Kiều cổ nhất.
Chắc hẳn sẽ còn rất nhiều câu hỏi
xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của
Đại thi hào mà một bộ phim tài liệu
không thể chuyển tải hết. Với tư cách là
đạo diễn, anh có chia sẻ điều gì?
- Một điều lí thú nhưng cũng thực sự
tâm đắc khi thực hiện bộ phim là chúng
tôi đã gặp và thấy được tình yêu cũng
như sự kính trọng của nhân dân đối với
Nguyễn Du và sự nghiệp sáng tác của
ông. Ngoài sự đánh giá rất cao của các
chuyên gia, những nhà nghiên cứu như:
GS Vũ Khiêu, GS Phong Lê, GS Nguyễn
Đình Chú, Nhà văn hoá Hữu Ngọc, Nhà
sử học Lê Văn Lan… thì tình yêu và sự kính
trọng đối với Nguyễn Du cũng như các
tác phẩm của ông trong dân gian là rất
lớn. Tôi đã gặp nhà sưu tầm Nguyễn
Khắc Bảo ở Bắc Ninh, 30 năm nay ông
đã đi khắp Bắc Nam, ra cả nước ngoài
để tập hợp một bộ sưu tập rất lớn về
Truyện Kiều
. Hiện ông có tới 60 bản khác
nhau trong đó có bản khắc Nôm có niên
đại cách đây khoảng 200 năm. Hay ở
Tiên Điền quê hương ông, chúng tôi đã ghi
được hình ảnh những câu lạc bộ chèo Kiều.
Các nghệ nhân diễn lại cuộc đời Nguyễn
Du bằng sự hiểu biết, cảm nhận của họ
thông qua các hình thức diễn xướng dân
gian. Những người 70, 80 tuổi vẫn say sưa
lẩy Kiều, ngâm Kiều, trẻ con thì chăm chú
nghe. Chúng tôi cũng được tiếp xúc với nền
văn hóa đậm chất xứ Nghệ - nền văn hóa
đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời Nguyễn
Du như hát phường vải, hát ví giặm.
250 năm trước, Nguyễn Du đã mượn
lời của Tố Như để tự hỏi, không biết 300
năm sau có ai nhớ đến ông? Bộ phim này
như một nén nhang thành kính tưởng nhớ
đến Đại thi hào, một nhân cách lớn của
dân tộc, cũng là để khẳng định Nguyễn
Du vẫn còn sống và in đậm trong văn
hóa dân tộc, trong trí nhớ mọi người, từ
người nông dân bình thường tới những
nhà bác học uyên thâm.
Truyện Kiều
đã
được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng trên
thế giới. Những người dân bình thường
cho tới những chính khách lớn của thế
giới đều cảm nhận và bị thu hút bởi vẻ
đẹp nhân văn của tác phẩm. Trong
chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ
đã trích một câu Kiều của Nguyễn Du để
nói về tương lai của quan hệ Việt - Mỹ.
Có thể nói, tính thời đại của
Truyện Kiều
hay
Truyện Kiều
sống mãi với thời gian
chính là như thế.
Xin cảm ơn anh!
Yến Trần