Truyền hình
-
41
khổng lồ” Facebook, số tiền này lớn hơn
nhiều 1 tỉ USD mà Mark Zuckerberg chịu
bỏ ra để thâu tóm dịch vụ chia sẻ hình
ảnh Instagram năm 2012.
Tương tự như vậy, Twitter cũng mua
lại Periscope, một dịch vụ cho phép
người dùng ghi hình video và đồng thời
truyền trực tuyến để bạn bè, những
thành viên khác xem. Người dùng có thể
chat trong lúc xem trực tiếp, lưu lại đoạn
video để đăng tải lên mạng phục vụ nhu
cầu xem lại sau này. Bên cạnh đó là dịch
vụ Vine mà Twitter cho ra mắt hồi tháng
1/2013, đạt được hơn 40 triệu người
đăng kí sử dụng ngay trong năm đó.
Sự gia tăng chóng mặt của các ứng
dụng trên mạng xã hội đã có ảnh
hưởng nhất định đến ngành công
nghiệp truyền hình. Những công ti kinh
doanh truyền hình lớn nhất tỏ ra quan
ngại về cách thức xem truyền hình và
thậm chí đến cả số lượng thuê bao dịch
vụ truyền hình cáp cũng bị giảm sút,
trong khi các dịch vụ trực tuyến theo
yêu cầu như Netflix hay Hulu lại đang
tăng trưởng đều. Trong bối cảnh đó, đại
gia HBO cũng phải đi theo hướng cung
cấp dịch vụ trực tuyến tách biệt với dịch
vụ truyền hình cáp
Theo số liệu của Twitter, mùa thứ 5
của bộ phim
Scandal
ra mắt đã thu hút
khoảng 423 ngàn lời chia sẻ, bình luận.
Kerry Washington, nữ diễn viên chính
của
Scandal
, người thủ vai Olivia Pope
thậm chí còn thường xuyên chia sẻ nội
dung vắn tắt sau mỗi tập phim. Mùa thứ
hai của bộ phim
Empire
trên kênh Fox,
cũng thu hút khoảng 1,3 triệu lời bình
luận. Nếu cộng dồn số lượng người
quan tâm trên
với số lượng khán
giả trên truyền hình, có khoảng 16 triệu
khán giả đã quan tâm và theo dõi bộ
phim, đó là một trong những lí do giúp
Empire
trở thành bộ phim có tỉ suất khán
giả ở tập ra mắt cao nhất trong số các
bộ phim truyền hình phát sóng tại Mỹ từ
năm 2009.
Ảnh hưởng đến quảng cáo
truyền hình
Sự thành công của Facebook, Twitter,
LinkedIn, Instagram, Google hay
Snapchat, Vine… trong lĩnh vực cung cấp
thông tin đã khiến các doanh nghiệp
không thể không để mắt đến. Giờ đây,
các công ti kinh doanh đã
coi mạng xã hội là một
kênh quảng cáo có sức
hút cực kì to lớn, không
thua kém gì quảng cáo
truyền hình.
Hiện tại, Facebook có
1,4 tỉ người dùng, vượt qua
cả Google về lượt truy cập.
Hẳn là những ai nhanh
nhạy, thức thời sẽ không
thể dửng dưng với lợi thế
của mạng xã hội. Chẳng
thế mà, trong cuộc bầu cử tháng 5/2015
tại Anh, chiến trường chính của các ứng
viên lại là mạng xã hội. Không còn
chuyện đi từng nhà gõ cửa, tổ chức các
cuộc họp hay gửi thư vận động nữa,
cuộc chiến được phân định thắng thua
bằng những comment và lượt like trên
mạng xã hội. Càng có nhiều người chia
sẻ thông tin, thích những dòng trạng thái
của ứng viên trên mạng xã hội, họ càng
tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Tại
Anh, các quảng cáo mang tính chính trị
đều bị kiểm soát chặt chẽ trên báo chí,
truyền hình, phát thanh. Tuy nhiên, điều
đó lại không diễn ra đối với Internet,
mạng xã hội, vì vậy các đảng phái chính
trị không ngần ngại đổ tiền vào những
chiến dịch quảng bá trên Facebook,
Twitter, Youtube để phát những quảng
cáo mang nặng tính tấn công.
Một cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng,
54% trong số những đối tượng tiếp cận
với các thương hiệu bằng cách bình luận
trên Twitter đều đã từng vào tài khoản
riêng của thương hiệu đó trên Twitter,
hoặc đã từng nói rằng, họ sẽ xem xét
việc thử dùng sản phẩm. Theo bản báo
cáo Adweek report (Mỹ), 70% các nhà
kinh doanh đã tăng chi tiêu quảng cáo
trên các phương tiện truyền thông xã hội
trong năm 2015. Ước tính năm 2016,
các công ti sẽ dành 189 tỉ USD vào việc
quảng cáo trên mạng xã hội, chiếm
31,9 % thị trường quảng cáo toàn cầu,
con số này được dự báo là sẽ không
ngừng tăng đến năm 2018.
Trên đà phát triển, hiện nay các
mạng xã hội cũng mở rộng nội dung
trực tuyến thông qua hợp tác với các
hãng truyền hình nhằm tăng tính hấp
dẫn với khán giả và doanh nghiệp.
Chẳng thế mà, tháng 7 vừa qua, lần
đầu tiên, hãng Discovery Communication
phát sóng một chương trình trên mạng
xã hội Facebook trước khi phát chính
thức trên kênh Discovery Channel.
Chương trình thử nghiệm là một bộ phim
phản ánh những thay đổi xã hội với sự
tham gia của đích thân đương kim Tổng
thống Barack Obama mang tên
Rise: The
Promise of My Brother’s Keeper.
Chương
trình được phát sóng trên Facebook với
độ dài 47 phút mà không có quảng cáo
kèm theo, sau đó mới được phát trên
kênh Discovery Channel, OWN và hệ
thống kênh phân phối của tập đoàn
Discovery.
Trong một thế giới ngày càng rộng
mở với thông tin đa chiều, các phương
tiện truyền thông phát triển và vận động
không ngừng từng ngày, từng giờ, nếu
không có sự thay đổi mạnh, báo chí và
truyền hình truyền thống có nguy cơ bị lu
mờ bởi mạng xã hội và các phương tiện
truyền thông trực tuyến. Điều này sẽ đặt
ra cho ngành truyền hình những thách
thức không hề nhỏ trong kỉ nguyên mới.
Mỹ Quy
Hai bộ phim Scandal và Empire cũng thành
công nhờ mạng xã hội